This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Lý do học trong nhiều năm vẫn không thể giao tiếp tiếng Anh

Học tiếng Anh suốt 12 năm nhưng gần như không thể hoặc chỉ có thể giao tiếp tiếng Anh ở mức độ lẹt đẹt. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục sau đây bạn nhé!


Lý do bạn không thể giao tiếp tiếng Anh
Chú tâm vào từ vựng và ngữ pháp là một trong những lý do khiến bạn không thể giao tiếp tiếng Anh

Lý do học nhiều năm vẫn “mù” giao tiếp tiếng Anh

Lý do đầu tiên đó là trong suốt những năm tháng đi học, chúng ta chỉ học tiếng Anh để thi, tức là thiên về học từ vựng và ngữ pháp mà ít chú tâm đến kỹ năng giao tiếp tiếng Anh. Thời lượng học nghe nói trên lớp cũng rất ít để có thể rèn luyện và nâng cao kỹ năng này cho các bạn.

Lý do thứ hai là trong 12 năm học, chúng ta không có môi trường để phát triển tiếng Anh giao tiếp. Khi thời lượng học trên lớp ít mà về nhà lại chỉ tập trung làm các bài tập ngữ pháp, không chủ động học giao tiếp tiếng Anh nên kỹ năng này yếu là điều không tránh khỏi.

Một lý do nữa là do chúng ta không biết tầm quan trọng của tiếng Anh giao tiếp. Chúng ta học chỉ để thi nên giao tiếp không cần thiết vì trong bài thi cùng lắm cũng chỉ có một đoạn nghe, thế nên bỏ một chút điểm đó cũng chẳng sao. Đến khi vào đại học hay đi làm rồi, bạn mới biết tầm quan trọng của tiếng Anh giao tiếp, học tiếng Anh mà không giao tiếp được thì cũng như người biết chữ mà không thể nghe nói vậy.


>> Học giỏi Tiếng Anh - chìa khóa vàng dẫn đến thành công
>> Giao tiếp kém, nguyên nhân đến từ đâu?

Bắt đầu lại từ đầu với tiếng Anh giao tiếp

Không ít người gần như phải bắt đầu lại từ con số 0 khi đã học tiếng Anh suốt 3 cấp học. Nhưng bạn đừng nản, chỉ cần có cố gắng, chúng ta sẽ có được một kết quả tốt.

Đầu tiên, để học tiếng Anh giao tiếp, các bạn hãy chia tay ngữ pháp tiếng Anh. Ngữ pháp không phải là một điều thiết yếu khi học tiếng Anh giao tiếp. bạn đã học ngữ pháp suốt 12 năm rồi, không cần thiết phải tiếp tục học nữa làm gì. Hơn nữa khi học giao tiếp tiếng Anh, những kiến thức ngữ pháp bạn đã học sẽ được gợi nhớ lại và vận dụng để nó thực sự trở thành của bạn.

Thứ hai là bạn hãy tìm môi trường để luyện giao tiếp tiếng Anh. Ngoài việc tự luyện nghe nói tiếng Anh thì các bạn cần tìm kiếm môi trường học để thực hành giao tiếp tiếng Anh. Bởi học tiếng Anh giao tiếp nhất định cần sự tương tác để tập luyện trong những tình huống thực tế, để nhận được phản hồi từ người khác về tiếng Anh của mình từ đó tiến bộ hơn. Vì vậy, việc tham gia một lớp học tiếng Anh giao tiếp hay một câu lạc bộ tiếng Anh sẽ rất hữu ích khi bạn học tiếng Anh giao tiếp. bạn sẽ được học thông qua thực hành – cách học hiệu quả nhất và được truyền cảm hứng từ những người có cùng mục đích với mình, tham gia vào những hoạt động thú vị của lớp học. Mỗi ngày đi học sẽ là một ngày hào hứng để được nói, để được nghe tiếng Anh, việc học sẽ không hề nặng nề, mệt mỏi.

12 năm học tiếng Anh đã qua của bạn không phải là hoàn toàn vô ích khi bạn có được nền tảng ngữ pháp và từ vựng tương đối, ngay cả khi bạn có quên đi khá nhiều rồi thì chỉ cần được nhắc nhớ lại, bạn sẽ lại có thể sử dụng chúng khi học tiếng Anh giao tiếp. Điều bạn cần làm bây giờ là từ bỏ cách học xưa cũ và bắt tay học giao tiếp tiếng Anh. Hãy nỗ lực và tin tưởng vào thành công của bản thân mình.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Học giỏi Tiếng Anh - chìa khóa vàng dẫn đến thành công


Học giỏi tiếng Anh và giao tiếp tiếng Anh tốt sẽ đưa bạn đến những cơ hội mới và mở ra nhiều con đường thành công cho bạn trong tương lai.

Tầm quan trọng của việc học tiếng Anh


Tầm quan trọng của việc học tiếng Anh

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, nhiều người trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh. Đây chính là bước đệm lớn giúp bạn tìm được một công việc chất lượng cao và giao tiếp với thế giới bên ngoài. Đó cũng là lý do vì sao các trường Cao đẳng, Đại học luôn đòi hỏi ở sinh viên các chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Vì vậy, chúng ta có thể thấy việc học tiếng Anh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh - sinh viên.

Bắt đầu từ việc học một ngôn ngữ mới lạ, rồi đến thi cử khiến nhiều bạn học sinh cảm thấy việc học tiếng Anh trở nên khó khăn hơn vì những lý do sau đây:
  • E ngại việc điểm thấp.
  • Không thể theo kịp bạn bè.
  • ‘Học vẹt’ theo công thức nhưng không hiểu thầy cô đang nói gì.
  • Điểm cao nhưng giao tiếp tiếng Anh lại rất khó khăn.
  • Thuyết trình bằng tiếng Anh là một ‘cực hình lớn’.

Tuy nhiên, nếu bạn đã có điều kiện làm quen và học tiếng Anh từ bé thì chuyện này không đáng lo. Nhưng nếu các bạn là học sinh ở tỉnh, chưa tiếp xúc nhiều với tiếng Anh thì việc này sẽ làm các bạn thêm tự ti hơn về khả năng tiếng Anh của mình.
Sau khi tốt nghiệp đại học, bước vào môi trường làm việc, tiếng Anh sẽ được sử dụng một cách ‘triệt để’. Bạn sẽ phải giao tiếp với sếp, với đồng nghiệp hay với đối tác là người ngoại quốc, hoặc viết các báo cáo, văn bản bằng tiếng Anh, đi công tác ở nước ngoài. Điều đó buộc bạn phải giỏi tiếng Anh.
Bấy nhiêu điều ở trên cũng đủ để bạn nhận thấy sự cấp thiết của việc học giỏi tiếng Anh. Muốn tương lai có nhiều thành công, các bạn học sinh nên bắt tay vào việc cải thiện tiếng Anh ngay lập tức. Đừng chần chờ gì nữa vì thời gian không chờ đợi ai. Nếu bạn cứ ‘nhởn nhơ’ mặc kệ không lo gì về những ngày sau này, cơ hội sẽ rơi vào tay người khác ngay đấy!

Tiếng Anh mang đến cho bạn nhiều lợi thế
Tiếng Anh mang đến cho bạn nhiều lợi thế


“Ai học giỏi tiếng Anh, người đó có lợi thế”

Tiếng Anh chính là ‘công cụ giao tiếp’ cơ bản mà nếu thiếu thì bạn sẽ ‘khó sống’ ở thế ký 21 này, đặc biệt là trong thời kỳ toàn cầu hóa như hiện nay. Bất cứ công việc, ngành nghề nào cũng cần tiếng Anh. Vì thế, học giỏi tiếng Anh là một lợi thế lớn để bạn nắm bắt cơ hội cho bản thân cũng như giao lưu với bạn bè quốc tế.

Việc học giỏi tiếng Anh cũng giống như nắm trong tay ‘chiếc chìa khóa vàng’ mở ra hàng vạn cánh cửa cơ hội mà bạn sẽ không bao giờ ngờ đến! Nó sẽ giúp bạn thăng tiến trong học tập và trong công việc sau này, nó sẽ đưa bạn ra thế giới bên ngoài rộng lớn vĩ đại!

Làm thế nào để học giỏi tiếng Anh khi xuất phát điểm bằng 0?

Ngày nay có rất nhiều phương pháp học tập tiếng Anh dành cho các bạn học sinh, nhưng việc tự học sẽ rất khó nếu như bạn không biết gì về tiếng Anh và không đủ kiên nhẫn. Vì vậy, việc tìm đến sự giúp đỡ từ trung tâm anh ngữ sẽ là một lựa chọn tốt nhất!

Tuy nhiên, việc lựa chọn trung tâm anh ngữ sẽ là vấn đề nan giải. Chắc hẳn, có rất nhiều bạn học sinh - sinh viên đang băn khoăn, lo lắng vì suốt ngày lên mạng tìm những thông tin về các nơi dạy tiếng Anh uy tín, giáo viên có kinh nghiệm, cơ sở vật chất tiện nghi, học phí phù hợp và vị trí thuận tiện đi lại.
>> Nguồn: kenhtuyensinh.vn

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Giao tiếp kém, nguyên nhân đến từ đâu?


Giao tiếp kém không chỉ ảnh hưởng đến các mối quan hệ mà nó còn là nguyên nhân lớn khiến bạn không thành công trong công việc và cuộc sống. Cải thiện khả năng giao tiếp vì thế trở nên vô cùng quan trọng.
Đơn giản thôi, phải tìm ra căn nguyên của vấn đề thì mới có thể giải quyết được. 6 nguyên nhân làm khả năng giao tiếp không tốt bên dưới, bạn thuộc nguyên nhân nào?

Giao tiếp kém ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống của bạn


1. Nhìn điểm đen

Rào cản lớn nhất khiến giao tiếp kém hiệu quả nằm trong chính bản thân người đó. Bạn không thể giao tiếp tốt khi bạn thấy mình yếu kém.

Bạn cũng không thể giao tiếp tốt khi bạn bị dằn vặt những lỗi lầm, thất bại của mình, những đau khổ trong quá khứ. Đó chính là bức tường cản trở thành công. Tất cả những người thành công và hạnh phúc trong cuộc sống không phải là không có điểm yếu kém, cũng không phải là họ chưa bao giờ mắc lỗi, chưa bao giờ thất bại.

Những điểm yếu kém tồn tại như một lẽ hiển nhiên. Vấp ngã, thất bại là quy luật tất yếu để con người phát triển và đi lên phía trước. Sự khác nhau giữa người thành công và người thất bại, người hạnh phúc và đau khổ chính là cách họ vượt lên trên những nỗi đau, họ phát huy sở trường của mình.

Nếu như người ta chỉ nhìn vào điểm yếu kém của mình thì chắc chắn là họ sẽ tự ti. Ai cũng từng thất bại, ai cũng từng đau khổ. Nhưng những người lạc quan sẽ hạnh phúc hơn những người suy nghĩ tiêu cực về bản thân, cuộc sống và những người xung quanh.
Thực tế, mọi hành động, lời nói của con người đều xuất phát từ suy nghĩ. Đó là bức tường lớn ngăn trở khiến họ rất khó khăn khi giao tiếp.

2, Thói quen đổ lỗi

Khi Trưởng phòng hỏi 1 nhân viên: “Tại sao cô đi làm muộn?”, lý do thường là “em hỏng xe”, “bị tắc đường”. Hay khi không in được tài liệu thì đổ lỗi vì máy in hỏng, không hoàn thành kế hoạch vì cấp trên giao quá nhiều việc…

Thói quen này vô tình được cha mẹ rèn luyện ngay từ khi chúng ta còn nhỏ và hậu quả của nó là gì?
Một là: Đánh mất cơ hội phát triển của chính mình: Nếu ta chỉ đi tìm lỗi của người khác thì ta sẽ không sửa lỗi được của chính mình. Và khi ta không sửa được lỗi thì ta sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề.

Hai là: Mọi người né tránh: Không ai muốn làm việc với một người luôn tìm mọi lý do để giải thích tại sao mình không làm được. Mọi người có thể chấp nhận bạn mắc lỗi một vài lần đầu, nhưng họ không thể chấp nhận một người chuyên đổ lỗi. Đó là nguyên nhân giao tiếp kém với đồng nghiệp về lâu dài.

Ba là: Gây hiềm khích, mất đoàn kết: Khi đổ lỗi chắc chắn là xảy ra tranh cãi. Vấn đề sẽ không dừng lại ở công việc mà chuyển sang giải quyết vấn đề cá nhân. Tất cả sẽ tập trung vào việc “bới lông tìm vết”. Người nọ chứng minh người kia sai, kém. Hiềm khích rồi thù hằn cá nhân cũng nảy sinh từ đó.

Tìm được tiếng nói chúng không hề đơn giản

3. Giao tiếp lệch pha

Chẳng hạn: Ông bà, cha mẹ với con cháu thường lệch pha khi trao đổi về cùng một vấn đề. Hoặc người ở thành phố khác với người ở nông thôn; người có trình độ học vấn cao khác với người bình dân; cán bộ quản lý không giống giáo viên; giáo viên dạy Toán không giống với giáo viên dạy Ngữ văn…trong giao tiếp.

Vì vậy, để giao tiếp thành công, tìm được “tiếng nói chung” là vô cùng quan trọng. Nếu không, nó sẽ là nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả trong cuộc sống của bạn.

4. Không biết lắng nghe

Rất nhiều người có thói quen chỉ nghe những điều mình thích, mình vui, mình quan tâm và không thích lắng nghe những điều mang tính chất chia sẻ cá nhân của người nói. Thế mới có hiện tượng cướp lời người khác, cắt ngang lời người khác, nói thao thao bất tuyệt mà không để ý đến tâm trạng, thái độ của người nghe.

5. Truyền tin kém hiệu quả

Bạn có biết, trong một thông điệp truyền đi cho người khác thì tỉ lệ lời nói chỉ chiếm 7%, giọng nói chiếm 55%, và cách nói sẽ chiếm 38%. Tuy nhiên, khi giao tiếp chúng ta quá chú trọng vào lời nói mà không quan tâm tới giọng nói và cách nói sẽ có thể là một trong những nguyên nhân giao tiếp kém mà ít ai để ý.
Tùy từng đối tượng, trình độ và tuổi tác khác nhau, văn hóa khác nhau thì cách ta thể hiện cũng phải khác nhau. Với người già thì không nói quá nhanh, với thanh niên thì không nên nói quá chậm… Kỹ năng truyền tin phải thường xuyên thực hành trong đời sống mới có thể tốt hơn.

6. Giao tiếp kém do định kiến

Vẫn còn đó nhiều định kiến như: nông dân thì ăn nói cộc cằn, thầy giáo thì ăn nói văn vẻ; nói với thầy giáo, thủ trưởng hay bề trên phải khúm núm, nhún nhường; người miền Trung kiêu ngạo, người miền Bắc ăn nói lòng vòng, người miền Nam vô tư, cởi mở; mẹ chồng thì khó tính, mẹ kế thì độc ác,…

Ngoài ra, nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả còn bởi những vấn đề như: Bất đồng ngôn ngữ, thời gian giao tiếp không phù hợp…
Thật uổng phí nếu bạn là người có năng lực, tận tâm với công việc và chân thành với mọi người nhưng lại không gây được thiện cảm trong các mối quan hệ chỉ vì ăn nói vụng về và trông có vẻ “thiếu tự tin” khi ở giữa đám đông.

Hãy cởi mở và khắc phục bản thân mình nhiều hơn bằng cách chú trọng rèn luyện các kỹ năng giao tiếp trong công việc cũng như đời sống.
>> Nguồn: Kyna.vn

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

6 lý do không bao giờ là quá muộn để học ngoại ngữ mới


Đã có nhiều tài liệu chỉ ra rằng trẻ em với tất cả khả năng học tập nội tại của chúng đều có một lợi thế so với những người còn lại trong chúng ta, vì vậy lẽ tự nhiên bạn sẽ than tiếc về sự thật rằng bạn không được sinh ra bởi một người cha Ý và một người mẹ Trung Quốc tại Đức (một khởi đầu với ba ngôn ngữ sẽ là điều tốt đẹp, phải không?).
Nhưng nhận định rằng người lớn nên trì hoãn mục tiêu học một ngôn ngữ mới là điều không đúng. Mặc dù thực tế rằng bạn sẽ không thức dậy vào sáng hôm sau và tự dưng bật nói Tiếng Ý, Tiếng Trung hay Tiếng Đức, nhưng với sự tiếp cận phù hợp và với nhiều nỗ lực, chẳng có lý do gì mà người lớn lại không thể học ngoại ngữ mới.


Không bao giờ là quá muôn để học ngoại ngữ mới


Bạn có thể thay đổi những kỳ vọng của bản thân

Nếu bạn bắt đầu học sau khi đã trưởng thành thì dường như sẽ khó khăn để bạn có thể đạt tới khả năng nói giọng như một người bản địa. Nhưng ai quan tâm chứ? Sự thành thạo có những ý nghĩa khác đối với mỗi người, và dù sao thì, có ai nói rằng học một ngôn ngữ mới phải là đạt tới trình độ như một người bản địa đâu nhỉ? Mấu chốt của việc học một ngôn ngữ chính là sự giao tiếp với người khác, vì vậy hãy giảm bớt áp lực đi nhé.

Hãy thay đổi suy nghĩ rằng “Tôi muốn nguỵ trang bản thân giữa những người Ý và không bao giờ – thở hổn hển! – bị phát hiện là một người nước ngoài”, thành “Tôi muốn nói được như khi tôi học ở trường trung học,” “Tôi muốn đọc những cuốn sách ở độ khó trung bình bằng Tiếng Ý,” hay “Tôi muốn trò chuyện với người dân địa phương ở một quảng trường trong kỳ nghỉ của mình.” Tất cả đều là những mục tiêu hợp lý cho những người học trưởng thành.

Bạn được tự do làm những gì bạn muốn

Tới lúc này chúng tôi đã điều chỉnh ý tưởng về ý nghĩa của sự thành công đối với bạn, hãy xem xét hai sinh viên: một bạn nhỏ sáu tuổi được bố mẹ đăng ký cho học lớp Tiếng Anh vào cuối tuần, và một người lớn đang đi học sau giờ làm việc. Bạn nghĩ là ai sẽ có kết quả tốt hơn sau một năm? Hầu hết mọi người, với suy nghĩ rằng trẻ em sở hữu bộ não “như bọt biển”, đều sẽ lựa chọn đứa trẻ 6 tuổi. Đứa bé học mà không cần quá nỗ lực, phải không?
Còn những người khác, đúc rút từ kinh nghiệm cuộc sống rằng động lực và sự bền bỉ là những điểm mấu chốt giá trị của sự thành công, sẽ đảm bảo cho phía cược của bạn dành cho người trưởng thành trong hai ví dụ trên. Và họ có lý. Hãy nghĩ về điều đó: cô ấy tới lớp là vì cô ấy muốn như vậy. Cô ấy tự trả tiền và dành thời gian trong ngày hoặc ngày nghỉ để đi học. Cô ấy có mục tiêu rõ ràng trong đầu (xem ý 1) và biết các bước cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Bởi vì cô ấy có một mục tiêu, cô ấy đã chuyên tâm cả trong và bên ngoài lớp học và rút cục tự làm mình ngạc nhiên sau một năm trôi qua.
Mặc dù không có nhận định nào rằng một người trưởng thành sẽ tiến bộ hơn một đứa trẻ, nhưng rất có khả năng đó là sự thật. Trẻ em, mặc dù tươi mới và linh hoạt về trí não, lại dễ dàng bị phân tâm, cần nghỉ ngơi thường xuyên và được biết là không tích cực chuyên tâm trong lớp học. Mặt khác người trưởng thành có động lực? Lại hoàn toàn chuyên tâm.


Biết ngoại ngữ giúp bạn dễ dàng tìm được công việc tốt để ổn định về tài chính
Biết ngoại ngữ giúp bạn dễ dàng tìm được công việc tốt để ổn định về tài chính

>> Kỹ năng giải quyết vấn đề - Problem Solving Skills

>> Kỹ năng giao tiếp với 4 nhóm người tính cách “đặc biệt”


Bạn có sự ổn định hơn về tài chính

Nhiều người học trưởng thành dường như có nhiều quyền tự do lựa chọn hơn và theo đó đi kèm với việc được củng cố chắc chắc hơn về tài chính. Rõ ràng là việc dành thời gian học tập ở nước ngoài hoà nhập trong một nền văn hoá mới và một ngôn ngữ mới sẽ tăng cường mạnh mẽ khả năng học tập của bạn, và một người học trưởng thành có thể tự thưởng cho mình trải nghiệm này.
Cho dù bạn nghỉ hưu, đang đi nghỉ hay là một kỳ nghỉ phép dài, những người học trưởng thành được hưởng lợi lớn từ quãng thời gian du học, du lịch hoặc ngoại trú ở nước ngoài. Và một lần nữa – giống như ví dụ trong lớp học ở trước đó – trải nghiệm này là lựa chọn cá nhân của họ chứ không phải là mục tiêu của cha mẹ họ và vì vậy có thể sẽ hiệu quả hơn.

Bạn có được những lợi ích từ kinh nghiệm có trước

Người học trưởng thành đã đạt được sự thành thạo trong ít nhất một ngôn ngữ: ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Qua nhiều năm trò chuyện, viết lách và nghe lén bằng tiếng mẹ đẻ, họ đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức (mặc dù có thể cũng không rõ ràng) về cách mà ngôn ngữ của họ được sử dụng. Cơ sở tri thức này trở nên cực kỳ có giá trị khi học thêm một ngôn ngữ khác, đặc biệt nếu nó có chung một nguồn gốc với tiếng mẹ đẻ của họ (như Tiếng Tây Ban Nha/Tiếng Ý hay Tiếng Anh/Tiếng Đức).
Người học trưởng thành có thể chủ động sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ như một điểm khởi đầu, xem xét mối liên hệ giữa các mẫu ngữ pháp và từ vựng của hai ngôn ngữ. Mặt khác, sự khác biệt giữa các ngôn ngữ tương phản lại dễ dàng được phân tích hơn đối với trí não của người trưởng thành. Bản thân điều đó là một cách tích cực để chủ động tham gia vào việc học ngôn ngữ.

Bạn có nhiều năm kinh nghiệm học tập

Những kinh nghiệm trước đây của bạn không kết thúc ở đó – khi đã trưởng thành, bạn có vô vàn “những kinh nghiệm học tập” từ trước. Hãy nghĩ về nó: ở trường trung học và đại học bạn có thể trở thành một sinh viên khá giỏi một cách toàn diện, và sau đó lựa chọn một loạt các kỹ năng như thay lốp, làm vườn, kinh doanh nhỏ, tranh luận với sếp, nuôi dạy trẻ v.v… Bạn có thể dễ dàng viết ngay một bài luận có tiêu đề “Tôi học tốt nhất khi…”
Sự nhận thức này về chiến lược học tập và suy nghĩ của bạn được gọi là siêu nhận thức và đó là một công cụ tuyệt vời để sử dụng khi tiếp cận một ngôn ngữ mới. May mắn thay, có rất nhiều cách để học một ngoại ngữ, từ các lớp học hàng tuần cho đến những khoá du học ngôn ngữ ở nước ngoài (và vâng, bạn hoàn toàn có thể học một ngôn ngữ chỉ trong một năm). Trong khi một đứa trẻ vẫn chưa biết được chúng muốn tiếp cận một môn học mới như thế nào, thì bạn đã có lợi thế của những kinh nghiệm trong quá khứ và có thể lựa chọn một phương pháp phù hợp với bản thân.

Bạn phát triển quan điểm riêng

Bạn không chỉ có thể tập trung một kiểu động lực và các kỹ năng học tập mà một đứa trẻ không thể, bạn còn có quan điểm riêng. Bạn biết rằng cuộc sống là một cuộc hành trình và rằng học một ngôn ngữ mới chỉ là một cách – có thể là một trong những cách tốt nhất – để hiểu về thế giới và khiến cho cuộc hành trình của bạn trở nên thú vị hơn. Đó là cánh cửa sổ mở ra một nền văn hoá mới, một quan điểm mới về cuộc sống và cho bạn cơ hội kết nối với những người hoàn toàn mới, từ mọi ngóc ngách đầy thú vị trong thế giới của chúng ta. Học ngôn ngữ là một công cụ để đạt tới mục đích đó và các kỹ năng của bạn không cần phải hoàn hảo trước khi bạn có thể bắt đầu gặt hái được từ những lợi thế đó.
>> Nguồn: .ef.com.vn

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

Kỹ năng giải quyết vấn đề - Problem Solving Skills


Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.


Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng học tập và làm việc không thể thiếu



Trong công việc hằng ngày, khi có một vấn đề nào đó xảy ra, chắc hẳn bạn thường phân vân không biết giải quyết theo hướng nào. Cũng có khi bạn thấy mệt mỏi và bị stress vì cứ phải gặp những vấn đề lặp đi lặp lại, từ những vụ việc đơn giản đến phức tạp. Nếu bạn đã và đang trong hoàn cảnh vừa nêu, thì đã đến lúc bạn phải nhìn lại mình và hãy trang bị cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết. Chuyên đề KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - PROBLEM SOLVING SKILLS sẽ giúp bạn giải được bài toán đó bằng việc cung cấp những thông tin hữu ích nhất để bạn có thể trau dồi thêm khả năng giải quyết vấn đề của mình. Thông thường để giải quyết một vấn đề, về cơ bản có các bước sau:

1. Nhìn nhận và phân tích:

Trước khi bạn cố tìm hướng giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ đó có thật sự là vấn đề đúng nghĩa hay không, bằng cách tự hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu...?; hoặc: giả sử như việc này không thực hiện được thì...? Bạn không nên lãng phí thời gian và sức lực vào giải quyết nếu nó có khả năng tự biến mất hoặc không quan trọng.

2. Xác định chủ sở hữu của vấn đề:

Không phải tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến bạn đều do chính bạn giải quyết. Nếu bạn không có quyền hạn hay năng lực để giải quyết nó, cách tốt nhất là chuyển vấn đề đó sang cho người nào có thể giải quyết. Có một câu nói nửa đùa nửa thật nhưng cũng đáng để bạn lưu ý: “Nhiệt tình cộng với thiếu hiểu biết đôi khi thành phá hoại”.

3. Hiểu vấn đề:

Chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Nếu nói theo ngôn ngữ của y khoa, việc “bắt không đúng bệnh” thì chỉ trị triệu chứng, chứ không trị được bệnh, đôi khi “tiền mất, tật mang”. Bạn nên dành thời gian để lấy những thông tin cần thiết liên quan vấn đề cần giải quyết, theo gợi ý sau: Mô tả ngắn gọn vấn đề; nó đã gây ra ảnh hưởng gì?; Vấn đề xảy ra ở đâu?; Lần đầu tiên nó được phát hiện ra là khi nào?; Có gì đặc biệt hay khác biệt trong vấn đề này không?

Ở đây ta cần tìm hiểu vấn đề bằng cách đặt ra những câu hỏi.
- Tính chất của vấn đề (khẩn cấp, quan trọng)?
- Yêu cầu chỉ thị của cấp trên là gì?
- Nguồn lực để giải quyết vấn đề?
- Vấn đề này có thuộc quyền giải quyết của mình hay không?
- Bản chất của vấn đề là gì?
- Những đòi hỏi của vấn đề?
- Mức độ khó - dễ của vấn đề?


Chọn giải pháp giải quyết vấn đề

4. Chọn giải pháp:

Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, nhà quản lý sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Yếu tố sáng tạo sẽ giúp nhà quản lý tìm được giải pháp đôi khi hơn cả mong đợi. Cần lưu ý là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả.

5. Thực thi giải pháp:

Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành động. Để đảm bảo các giải pháp được thực thi hiệu quả, nhà quản lý cần phải xác định ai là người có liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp, thời gian để thực hiện là bao lâu, những nguồn lực sẵn có khác.v.v...

6. Đánh giá:

Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.

Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi rườm rà nếu làm theo các bước trên. Vạn sự khởi đầu nan. Lần đầu tiên áp dụng một kỹ năng mới bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Nếu bạn thường xuyên rèn luyện, thì dần dần kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện.

Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.

Các bước trên đây được xây dựng trên một nguyên tắc mà người ta tạm gọi là KOALA.
K: Thông tin (Knowledge)
O: Mục tiêu (Objectives)
A: Phương án ( Alternatives):
L: Đánh giá và lựa chọn (Look ahead)
A: Hành động (Action)
>> Nguồn: Kenhtuyensinh.vn

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Kỹ năng giao tiếp với 4 nhóm người tính cách “đặc biệt”


Sống và làm việc với nhiều kiểu người sở hữu quan điểm, thái độ đặc trưng không hề đơn giản. Học kỹ năng giao tiếp để nhận ra bản chất khéo léo ứng xử là rất cần thiết.

Nhóm người đặc biệt sẽ cần đến những kỹ năng giao tiếp riêng

1. Kẻ luôn có thể nổi cơn thịnh nộ

Đặc trưng hành vi: Chuyện gì không vừa mắt sẽ tỏ ra “ý thù địch” rất mạnh, nhìn ai, sự việc hay sự vật nào cũng hiếm khi có sắc mặt thiện cảm và lời nói dễ nghe, luôn mang thái độ hậm hực trong cư xử.

Suy nghĩ và ánh mắt của họ luôn thiếu thân thiện đến các sự việc xung quanh.
Nhu cầu tâm lý của họ: Có khao khát mạnh mẽ muốn chứng minh quan điểm của mình là đúng và người xung quanh phải làm theo tâm tư nguyện vọng của họ. Đồng thời, kiểu người mà họ “chịu” công nhận phải là người đầy tự tin, nhiều mưu mô và hơi độc tài.
Kỹ năng giao tiếp thành công: Trước hết bạn cần giữ tâm trạng của mình thật ổn định, không nên vì sự cường quyền của họ mà bối rối. Khi giao tiếp, nhìn thẳng vào mắt họ sẽ giúp đối phương cũng bớt cơ hội kích động hơn.

Vài phút đầu, hãy để họ nói hết lời hoặc bộc lộ tâm trạng của họ, và tuyệt đối không nóng vội mà đưa ra nhận xét hay phê phán. Khi bạn bắt đầu nói, hãy trực tiếp nhắc đến tên của họ và lặp lại nhiều lần, biện pháp này có tác dụng khiến đối phương cảm thấy được chú ý và biết dừng lại để lắng nghe bạn.

Lưu ý, khi trò chuyện, bạn cần giữ cho ngữ khí và thái độ thật kiên định, thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp, không nên nhún nhường hay e sợ thái quá, nếu không chỉ khiến đối phương “được nước làm tới” mà thôi.

 2. Kẻ tiêu cực nhưng thích dội nước lạnh vào người khác

Đặc trưng hành vi: Có khuynh hướng suy nghĩ tiêu cực, tâm trạng bi quan, đối với bất cứ đề nghị nào của người khác thì điều đầu tiên họ nghĩ đến là những trở ngại và sự thất bại. Tuy vậy, đây cũng là kiểu người thích bới lông tìm vết, chuyện gì cũng có thể nghĩ ra cách để phản bác.

Nhu cầu tâm lý của họ: Thói quen suy nghĩ tiêu cực phần nhiều đến từ trải nghiệm thất bại và những chuyện không vui trong quá khứ. Họ muốn trốn tránh đau khổ và sai lầm vì vậy mà tác phong luôn thận trọng thái quá, luôn nghĩ đến tình huống xấu nhất mà thôi.
Kỹ năng giao tiếp thành công: Đối diện với kiểu người này, thất sách nhất chính là muốn đi thuyết phục họ, kiểu như “vấn đề sẽ không tệ như anh nghĩ đâu”! Điều này chỉ khiến cả hai rơi vào tranh luận không hồi kết.

Thất sách nhất chính là muốn đi thuyết phục họ, kiểu như “vấn đề sẽ không tệ như anh nghĩ đâu”.
Đừng cố gắng chứng minh cách nghĩ của họ là tiêu cực. Điều bạn cần làm là tìm hiểu nghi vấn và âu lo của họ. Hãy tỏ ra quan tâm họ bằng cách chia sẻ đầy thiện cảm về những trải nghiệm trong quá khứ của họ, từ đây bạn có thể phần nào hiểu được nguyên do khiến họ suy nghĩ tiêu cực như hiện tại.

Sau khi đã giải trừ mọi hoài nghi trong lòng họ, lúc này mới nên đưa ra cách nghĩ của bạn. Lưu ý, cho dù khó khăn lắm mới thuyết phục được họ chấp nhận đề nghị của bạn thì cũng đừng vội đắc ý. Lúc này bạn nên thuận theo thói quen suy nghĩ tiêu cực vốn có của họ, chủ động đưa ra tình huống xấu cho quyết định này, rồi sau đó mới đề cập đến giải pháp.

3. Kiểu người khép kín, kiệm lời

Đặc trưng hành vi: Không muốn biểu đạt ý kiến của mình, đặc biệt là khi bạn nhắc đến cách nghĩ của họ, thường sẽ nhận lại một sự im lặng hoặc nói qua loa để đối phó mà thôi. Biểu hiện thường thấy ở kiểu người này là chau mày, ánh mắt nhìn hướng xuống hoặc hai tay khoanh trước ngực.

Nhu cầu tâm lý của họ: Nguyên nhân khiến họ im lặng có rất nhiều, nhưng chủ yếu liên quan đến áp lực tâm lý, có thể do họ thiếu lòng tin hoặc không giỏi nói chuyện, hoặc đây là cách họ kìm chế sự tức giận hay dung đó như một sự kháng cự không lời.
Người ít nói thường thể hiện sự im lặng hoặc nói qua loa để đối phó khi được hỏi suy nghĩ về một vấn đề.

Kỹ năng giao tiếp thành công: Điều bạn cần nhất là sự nhẫn nại và thời gian. Với kiểu người này, thúc giục hay nhắc họ là thời gian có hạn chỉ như “thêm dầu vào lửa” mà thôi.
Nếu họ vẫn còn lựa chọn sự im lặng, thay vì chờ đợi khốn khổ, hãy đặt mình vào vị trí của họ và suy nghĩ, sau đó nói ra cách nghĩ mà bạn nghĩ đó cũng là cách nghĩ trong lòng họ, cho dù không chính xác cũng không sao, ít nhất có thể duy trì cuộc đối thoại không rơi vào khoảng lặng nặng nề.

Trong lúc bạn thử nói ra cách nghĩ của họ, đồng thời hãy tỉ mỉ quan sát biểu hiện của đối phương, trừ cái lắc đầu ngay lập tức hay biểu hiện phủ định ra, nếu trên mặt họ xuất hiện một chút do dự, không bày tỏ khẳng định hay phủ định hoặc cơ thể hướng về trước thì cho thấy nội dung bạn đang nói đã tiếp cận được với suy nghĩ của họ. Lúc này, bạn có thể theo đó mà đặt câu hỏi hay đưa ra vấn đề nhiều hơn.

Nếu cách trên không có hiệu quả, hoặc đối phương tỏ ra bực bội, thiếu nhẫn nại, chẳng hạn như liên tục xem đồng hồ, thay đổi tư thế, sờ tai hoặc kéo tai thì đừng lãng phí thời gian nữa, hãy hẹn lần trao đổi khác.

4. Kẻ ỡm ờ, thích day dưa

Đặc trưng hành vi: Ngoài mặt họ rất ôn hòa, lịch sự nhưng luôn do dự và không đưa ra sự hồi đáp chính xác, khẳng định. Cho dù biết rõ không có khả năng hoặc tồn tại vấn đề thì họ cũng không thèm nói ra, cứ mập mờ không quyết rồi đến cuối cùng mới phản bác hoàn toàn, khiến cho mọi sự trao đổi và chia sẻ trước đó đều hoàn toàn vô ích.

Nhu cầu tâm lý của họ: Một mặt, có thể họ hy vọng được mọi người yêu thích và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, mặt khác họ có quá nhiều nghi vấn, khó mà suy nghĩ thấu đáo, sợ sai lầm và sợ gánh hậu quả.

Họ vừa hy vọng được mọi người yêu thích vừa có quá nhiều nghi vấn, khó mà suy nghĩ thấu đáo, sợ sai lầm và sợ gánh hậu quả.

Kỹ năng giao tiếp thành công: Bạn nên là người đứng ra phân tích lợi hại của vấn đề, giúp họ hiểu sau khi quyết định sẽ có những điểm lợi nào. Nếu bạn quan sát thấy họ mím chặt môi hoặc có động tác sờ cổ áo, cà vạt thì cho thấy họ đang có sự lo lắng và áp lực. Lúc này, bạn nên đưa ra thêm giải pháp để xóa tan nguồn cơn âu lo của họ.

Có lúc đối phương không thể đưa ra quyết định là do khó tiếp thu nhiều suy nghĩ khác nhau, bạn nên viết những lựa chọn ra giấy, giúp họ có cái nhìn thấu đáo hơn. Khi đối phương đã có thể quyết định, hãy nhấn mạnh lại những lợi ích của sự lựa chọn này, tăng thêm lòng tin cho họ, tránh tình huống họ lại chần chừ rút lui.
>> Nguồn: elle.vn

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Để giao tiếp tốt với người nước ngoài, nên tránh những điều sau


Giao tiếp với người nước ngoài dường như là một trải nghiệm vừa thích thú, vừa ”ám ảnh” với những ai nói tiếng Anh chưa tốt. Trong lần đầu trò chuyện cùng người bản xứ, bạn cần biết có 1 số điều chúng ta nên tránh để không gây mất thiện cảm nhé!

Hãy tự tin giao tiếp với người bản xứ thay vì tránh né. 

1. Tránh né người nước ngoài

Nhiều bạn có vô tình va chạm với người nước ngoài trên đường, thay vì dừng lại xin lỗi lại tránh né bỏ đi. Việc làm này khá mất lịch sự và không hiếu khách. Dù khả năng tiếng Anh của bạn không tốt, nhưng nói lời xin lỗi là vô cùng quan trọng. Vì vậy, kể cả bạn có nói năng dở ẹc, hãy cứ tự tin khi giao tiếp với người bản xứ nhé!

2. Đọc sai tên của người nước ngoài

Do cách phát âm, hoặc đôi khi do không chú ý, bạn có thể nói sai tên của người đối diện. Với người nước ngoài, họ cảm thấy không được tôn trọng khi bạn nói sai tên của họ. Tốt nhất là bạn hãy thật chắc chắn về cách phát âm của mình. Nếu không, thay vì gọi tên, bạn có thể dùng những cụm từ nhân xưng khác: ”man”, ”bro”, ”guy”,… Vừa tạo được sự tự nhiên mà không gây mất điểm trong mắt đối phương nhé!

3. Hỏi những vấn đề riêng tư

Đôi khi bạn sẽ khiến người khác khó chịu vì hỏi những vấn đề riêng tư ngay lần đầu gặp mặt. Ví dụ như hỏi về tuổi, cân nặng, tiền lương hay tình trạng hôn nhân. Điều này khá bình thường ở Việt Nam nhưng sẽ gây tác dụng ngược lại khi giao tiếp với người nước ngoài. Thay vì cứ hỏi những chủ đề nhạy cảm này, bạn có thể trò chuyện về sở thích, thời tiết, đất nước của họ,… Có rất nhiều chủ đề cho bạn lựa chọn thay vì những câu hỏi này cơ mà.

4. Không chú ý vào người nói

Bạn bắt chuyện với người nước ngoài, song lại không chú ý vào họ. Điển hình như khi bạn đã hỏi họ ”How are you?”, và họ đã nói ”I’m good”, bạn không thể hỏi lại ”I’m fine, thank you. And you?” được. Điều này cho thấy bạn chẳng chú ý gì vào câu trả lời trước đó của họ. Nếu bạn liên tiếp lặp lại, e rằng người nước ngoài sẽ lắc đầu ngán ngẩm bỏ đi mất thôi!

5. Đặt câu hỏi quá nhiều

Đây là một lỗi khá quen thuộc của các bạn học sinh người Việt. Khi giao tiếp với người nước ngoài, gần như chúng ta chỉ đặt câu hỏi không khác gì phỏng vấn. Chúng ta không hề tương tác cũng như phát triển thêm ý tưởng từ câu trả lời của họ. Điều này không sai nhưng sẽ không duy trì được hứng thú của cuộc nói chuyện. Người nước ngoài sẽ cảm thấy bí bách với hàng tá những câu hỏi dồn dập từ bạn đó nhé! Hãy đưa ra một số ý kiến cá nhân, điều này khiến bạn tạo ấn tượng khá tốt đấy!

6. Sử dụng tiếng Việt xen lẫn tiếng Anh

Hãy nhớ người nước ngoài thường chỉ nghe hiểu được tiếng Anh thôi! Khi nói chuyện với họ lần đầu, bạn nên tránh sử dụng quá nhiều từ ngữ tiếng Việt. Ví dụ như tên đường, tên món ăn, quán xá bằng tiếng Việt,… Nếu bạn vừa nói tiếng Anh xen lẫn tiếng Việt quá nhiều, người nước ngoài sẽ cảm thấy bối rối vì không thể nắm bắt thông tin. Nếu muốn giới thiệu về những địa điểm mang tên tiếng Việt, hãy chú ý chỉ nói từng địa danh một thôi nhé!

7. Không sử dụng body language

Thường thì người Việt không có thói quen dùng body language khi trò chuyện. Tuy nhiên điều này lại khá quan trọng khi nói chuyện với người nước ngoài. Đôi khi có một số chủ đề khá khó diễn tả bằng lời. Ví dụ như quá trình làm món ăn, cách thức, nghi lễ, phong tục,..Lúc này, bạn rất cần body language uyển chuyển của mình để khiến người nước ngoài hiểu. Việc dùng body language không chỉ giúp bổ trợ cho lời nói mà còn khiến bạn trở nên tự tin, duyên dáng hơn nữa đấy!

Nếu có dịp giao tiếp với người nước ngoài, hãy nhớ 7 điều tối kị trên các bạn nhé! Chúc các bạn luôn có những cuộc trò chuyện vui vẻ, học thêm nhiều điều mới lạ!
>> Nguồn: kynang.edu.vn

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

7 chiến thuật từ chối không gây mất lòng


Hãy tham khảo 7 chiến thuật nói không dưới đây để tìm cho mình cách từ chối hiệu quả mà vẫn không gây mất lòng với người khác. Bạn đã từng cảm thấy khó xử khi ai đó nhờ vả chưa. Bạn chưa thật sự sẵn sàng để giúp họ, bạn không thật lòng muốn giúp, nhưng thật khó để nói 1 tiếng “Không”.


Từ chối khéo léo là kỹ năng giao tiếp bạn nên có.

7 chiến thuật nói “không” dưới đây là câu trả lời vừa nhẹ nhàng nhưng cũng kiên quyết để cho đối phương biết rằng bạn không thể đáp ứng được yêu cầu của họ. Càng có thể nói “không” với những việc của người khác mà bạn không muốn làm, bạn sẽ càng có nhiều thời gian để dành cho bản thân, gặp những người bạn muốn gặp, đi những nơi bạn muốn đến, hoặc thỏa mãn những đam mê riêng của mình.
Vì sao bạn không thể nói “không”?
Có rất nhiều lý do khiến cho sự từ chối đối với bạn cực kỳ khó khăn, chẳng hạn như:
– Bạn lo lắng sẽ khiến cho người khác bị tổn thương;
– Bạn lo sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội “ghi điểm” trong mắt đối phương;
– Bạn sợ người kia sẽ giận, hoặc không thích bạn nữa;
– Bạn không thể nói “không” vì bạn cảm thấy tội lỗi nếu không nói “có”;
– Bạn không thể từ chối vì người kia năn nỉ rất thành tâm.

Vì sao bạn phải tập nói “không”?

– Bạn không muốn ôm vào mình những trách nhiệm không phải của mình, vì bạn cần có thời gian cho bản thân, để thực hiện những việc mà bản thân mình thật sự mong muốn.
– Từ chối yêu cầu của người khác không phải là ích kỷ, bởi mỗi người đều có quyền từ chối việc gì đó nếu như nó ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của mình.
– Bạn không thể làm hài lòng tất cả yêu cầu của mọi người và cũng không có đủ thời gian cho việc đó.
– Nói “không” giúp cho bạn tạo ra được một giới hạn cho bản thân, cũng như nâng cao sự tôn trọng dành cho bản thân mình. Nó giúp cho mọi người hiểu rằng, bạn cũng có những nhu cầu riêng và những giới hạn riêng.

Những lời nói “không” hiệu quả. Học cách từ chối khéo léo

1. Quá nhiều việc phải làm

Hãy cho người kia biết rằng bạn đang rất bận rộn, có nhiều thứ phải lo nên bạn không thể nhận thêm một trách nhiệm nào nữa.
“Mình không thể giúp bạn xách đồ ra Hà Nội được vì mình có rất nhiều thứ lỉnh kỉnh mang về cho gia đình.”

2. Giới thiệu sang một người khác

Làm cho lời từ chối nhẹ nhàng hơn bằng cách giới thiệu cho đối phương một người khác có thể giúp đỡ họ.
“Em không thể giúp chị mang món đồ này được, nhưng có lẽ chị B được đó. Thứ sáu này chị ấy cũng đi Hà Nội, chị hỏi thử xem!”

3. Trì hoãn câu trả lời

Hãy nói rằng bạn sẽ suy nghĩ về lời yêu cầu đó. Đây là một cách hay nếu như bạn là người không thể từ chối một ai.
“Không biết hành lý em mua có đủ không nữa, để em xem lại rồi báo cho chị nhé!”

4. Trì hoãn lời yêu cầu

Cho người kia biết rằng bạn cũng rất muốn nhận lời nhưng không phải là bây giờ.
“Tiếc quá mình không thể đi Vũng Tàu với bạn vào ngày mai, nhưng chắc tháng sau sẽ được đấy!”

5. Đơn giản, hãy nói “không”

Bạn không cần bất cứ lý do biện hộ nào cả, chỉ cần nói thẳng ra rằng bạn không thể làm được là xong.
“Xin lỗi nha, mình không giúp bạn được rồi!”

6. Từ chối với sự thành tâm

Biểu hiện cho đối phương thấy được sự cảm kích cũng như sự tiếc nuối khi không thực hiện được yêu cầu của họ.
“Thật sự cảm ơn cậu vì đã mời tớ đến buổi tiệc, nhưng mà tiếc quá, hôm đấy tớ kẹt cứng lịch mất rồi.

7. Đưa ra giới hạn thời gian

Nếu không thể hoàn toàn từ chối, hãy đưa ra giới hạn thời gian mà bạn có thể xem xét được.
“Ok, mình sẽ giúp cho bạn nhưng mình chỉ rảnh 2 tiếng buổi chiều thứ 7 này thôi nhé!”

Cố gắng trở thành một con người hào hiệp và dễ mến là một việc tốt, tuy nhiên để làm hài lòng tất cả mọi người, chấp nhận tất cả mọi yêu cầu người khác đưa ra khiến cho bản thân mình mang thêm gánh nặng trách nhiệm hoặc đặt lợi ích của họ lên trên cả những ưu tiên của bản thân thì hoàn toàn là một chuyện không nên. Còn bạn, bạn có cách nào để từ chối khéo léo hay có kinh nghiệm nào hay ho không?
>> Nguồn: tuhaoviet

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

10 BÍ QUYẾT KIÊN TRÌ ĐỂ THÀNH CÔNG


Bạn muốn thành công thì không thể vắng bóng của sự kiên trì. Nhưng không phải ai cũng biết làm thế nào để tạo động lực cũng như kiên trì cho đến khi đến đích, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây để khắc phục ngay nhé.

Kiên trì để thành công, đừng bỏ cuộc giữa chừng.

1. Tư duy đột phá:

Đừng giải quyết vấn đề bằng chính cái tư duy đã tạo ra nó
Người kiên trì không lặp lại sai lầm trong quá khứ. Họ thừa nhận nguyên nhân thất bại và dành thời gian chiêm nghiệm để học hỏi từ chính những sai lầm của mình.

2. Quản lý cảm xúc của mình

Những người có ý chí bền bỉ thường có vẻ ngoài hoạt bát và lạc quan. Họ thường nhắc nhở bản thân rằng khó khăn chỉ mang tính tạm thời, họ đã và sẽ tiếp tục vượt qua các chướng ngại ấy bằng cách tập trung và đề cao những điều mình có thể học được.

3. Hãy gan lì, bền bỉ

Người kiên trì thường đối mặt với nỗi sợ và tự tạo cho mình thái độ thích ứng tốt với hoàn cảnh; nhờ vậy họ có thể tập trung vào các giải pháp, ngay cả trong những thời điểm tồi tệ nhất. Tình hình càng xấu bao nhiêu thì họ càng mạnh mẽ bấy nhiêu

4. Không ngừng phát triển

Khi chúng ta cao lớn hơn các thử thách hay vấn đề của mình, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, dễ thở hơn. Người kiên trì luôn biết cách học hỏi không ngừng để trở nên dũng cảm, can trường hơn. Họ ý thức rất rõ chất lượng cuộc sống của chúng ta không được quyết định bởi các yếu tố bên ngoài, mà được định hình từ chính các yếu tố bên trong.

5. Luôn sẵn sàng

Người kiên trì giữ mình bận rộn với việc tìm kiểm giải pháp thay vì để cho đầu óc bị tê liệt bởi các ý nghĩ tiêu cực. Họ liên tục lên kế hoạch cho tương lai, thậm chí khi mọi thứ không có chút triển vọng nào.

6. Đứng lên sau thất bại

Thất bại không phải là bị vấp ngã mà là từ chối đứng dậy sau mỗi cú ngã. Người kiên trì có khả năng thích nghi rất tốt với hoàn cảnh và không bao giờ bỏ cuộc

 7. Động viên bản thân

Người kiên trì tin vào chính mình. Họ làm việc chăm chỉ và tự khích lệ bản thân bằng các thành quả dù là bé nhất.

8. Hãy hào phóng
Những ai kiên trì luôn dành sự quan tâm của mình cho người khác, bất kể thời cuộc có khó khăn đến chừng nào. Có thể, chính sự quên mình này đã giúp họ khám phá ra sức mạnh tiềm ẩn của bản thân.

9. Chú trọng các mối quan hệ
Người kiên trì rất chú trọng các mối quan hệ của mình. Chính các mối quan hệ thân thiết, bền chặt sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp họ vượt qua khủng hoảng.


10. Nuôi dưỡng mục đích sống
Người kiên trì luôn hướng đến ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Họ suy tư và tự tìm lấy cho mình một mục đích sống rõ ràng, thứ giúp họ nhìn nhận cuộc đời mình từ một góc nhìn rộng lớn hơn.
Để tồn tại trước sóng gió ta cần phải có đức tính kiên trì. Điều này đòi hỏi chúng ta phải chú ý đến sự hỗn độn trong cuộc sống , lắng nghe cảm xúc của chính mình và sẵn sàng học hỏi từ những cả thành công lẫn thất bại.
Về bản chất, con người thường ngại thay đổi, nhất là khi sự thay đổi đến dưới dạng nghịch cảnh hay thách thức. Tuy nhiên, thay đổi là điều không thể tránh khỏi, việc phát triển và nuôi dưỡng tính kiên trì không chỉ giúp chúng ta đón nhận thay đổi theo cách tích cực nhất, mà còn giúp ta học hỏi, phát triển không ngừng qua những trải nghiệm trong công việc và cuộc sống.
Kiên trì là khả năng đương đầu với căng thẳng và nghịch cảnh. Đức tính này xuất phát từ niềm tin tuyệt đối vào bản thân, và đồng thời vào một phần vĩ đại tồn tại trong mỗi con người.
Kiên trì không phải là đức tính bẩm sinh; bất kì ai cũng có thể học và rèn luyện đức tính quý giá này thông qua các phương pháp tư duy và điều chỉnh hành vi.


Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

Kỹ thuật điều khiển giọng nói trong giao tiếp và thuyết trình.


Giọng nói của bạn là khẩu thần công tạo nên sức mạnh cho việc giao tiếp cũng như thuyết trình. Bạn có thể nói cùng một từ nhưng biểu thị năm ý nghĩa khác nhau chỉ bằng cách thay đổi giọng điệu. Hầu hết các chuyên gia giao tiếp hoặc các diễn giả nổi tiếng đều sử dụng các cách phát âm đa dạng và thường xuyên thay đổi nhịp điệu của lời nói. Để tăng hiệu quả của quá trình giao tiếp hoặc bài thuyết trình, bạn cần rèn luyện những kỹ thuật điều khiển giọng nói sau:
Giọng nói là yếu tố tạo nên sức mạnh cho việc giao tiếp và thuyết trình


Phát âm rõ ràng

Để phát âm rõ ràng, bạn phải tập đọc mỗi ngày khoảng chục trang sách, đọc thật kỹ từng chữ đến khi nào ta nhập tâm đến nỗi trong khi nói chuyện bình thuờng ta cũng phát âm kỹ lưỡng từng chữ là thành công. Nếu khi nói chuyện với mọi người mà còn phát âm vội vã, chưa tròn chữ thì phải luyện tập tiếp.
Tập phát âm để sửa các lỗi như L-N, S-X, TR-CH… Do đặc trưng vùng miền, nhiều bạn vẫn bị mắc lỗi này khi nói chuyện. Bạn nên sửa dần dần vì khi bạn nói chuyện với bạn bè thì không sao, nhưng nói chuyện với người thuộc địa phương khác hoặc trong các cuộc giao tiếp trang trọng, đây là lỗi cực kỳ lớn và nhiều khi dẫn đến hiểu lầm.

Nhấn giọng:

Cùng một câu nói nhưng khi nhấn giọng ở những vị trí khác nhau, bạn sẽ tạo ra nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau. Khán giả sẽ không nhận ra đâu là vấn đề quan trọng trong cuộc nói chuyện và bài thuyết trình của bạn nếu không nhấn giọng. Nghiên cứu cho thấy, những từ ngữ được nhấn mạnh, sự chú ý của khán giả sẽ tăng lên gấp 3 lần so với từ ngữ bình thường.

Tạo ngữ điệu êm ái

Ngữ điệu là sự trầm bổng của các tiếng phối hợp với nhau, phù hợp đến mức nào đó với tình cảm và ý nghĩa cần biểu đạt. Ngữ điệu không đòi hỏi phải lả lướt như điệu nhạc, nhưng cũng rất cần sự êm ái. Một trong những cách để có một ngữ điệu êm ái là tập nói rồi ghi âm và nghe lại giọng nói của mình để tinh ý nhìn ra những độ cao chưa phù hợp. Ngoài ra thì việc thỉnh thoảng cất giọng hát một giai điệu yêu thích nào đó cũng là cách rất hiệu quả để luyện ngữ điệu.

Từ đệm

Từ đệm như “à”, “ừm”, “ờ” là một trong những lỗi phổ biến và khó sửa của hầu hết mọi người khi thuyết trình. Để khắc phục, một số diễn giả thường lặp lại hai hoặc ba từ đầu tiên của câu để trí não họ có thể bắt kịp và hoàn chỉnh ý tưởng sắp trình bày. Một số khác có thể nói “Tốt rồi” ở cuối mỗi câu như thể đang kiểm tra liệu người nghe có hiểu điều họ nói không.

Âm vực

Âm vực là độ cao, thấp của giọng nói. Để thuyết trình hiệu quả, âm vực thấp, tức là giọng trầm là tốt nhất. Giọng trầm được cho là biểu thị cho sức mạnh và thể hiện sự chân thành, đáng tin cậy. Rất nhiều diễn giả đã khổ luyện để có làm trầm giọng của mình. Một số thậm chí còn uống trà nóng trước khi thuyết trình để tạo ra chất giọng vang và trầm ấm.

Âm lượng

Rõ ràng bạn sẽ chẳng thể thuyết phục được ai nếu họ không nghe thấy bạn nói gì. Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến âm lượng giọng nói của bạn. Khách quan là các thiết bị khuyếch đại âm thanh khi thuyết trình. Hãy kiểm tra thật kỹ để đảm bảo chúng hoạt động tốt và mọi vị trí trong khán phòng đều có thể nghe tiếng nói của bạn. Chủ quan là kỹ thuật lấy hơi của bạn. Để giọng nói có âm lượng cao và hơi dài, bạn cần rèn luyện cách hít thở sâu bằng bụng. Các diễn giả nổi tiếng cũng như các ca sĩ là bậc thầy trong cách lấy hơi và ém hơi bằng bụng.

Ngắt giọng

Ngắt giọng là một thủ thuật thường xuyên được sử dụng để thu hút sự chú ý tối đa của khán giả. Khoảng thời gian ngắt giọng sẽ giúp khán giả chuẩn bị và chăm chú lắng nghe điều bạn sắp nói. Còn bạn có thể tận dụng để lấy lại phong thái đĩnh đạc, tự tin. Thủ thuật này đặc biệt hiệu quả khi bạn đã tạo ra được cao trào trong bài thuyết trình của mình. Ngược lại, tuyệt đối không sử dụng ngắt giọng khi không khí khán phòng đang lắng xuống. Khi đó, ngắt giọng sẽ bị hiểu nhầm là kết thúc bài thuyết trình.

Tóm lại, người có giọng nói hay sẽ tự tạo hấp dẫn cho bản thân mình, khiến cho người nghe chú ý, yêu mến và thích được nghe mãi.Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc, giọng nói hay sẽ mang lại nhiều cơ hội và thành công cho người sở hữu nó. Và bạn hoàn toàn có thể sở hữu một giọng nói hay nếu dành thời gian cố gắng rèn luyện.
>> Nguồn: kynang.edu.vn