This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Sự khác biệt giữa Phonics và cách học tiếng Anh truyền thống

phuong phap hoc tieng anh cho tre em phonics
Điểm khác biệt giữa Phonics (hiểu đơn giản là bộ quy tắc đánh vần trong tiếng Anh) và cách học tiếng Anh truyền thống chính là: Nếu phải học thuộc từ, trẻ có thể quên nhưng nếu học theo Phonics thì dù lâu không dùng một từ nào đó, khi gặp lại, trẻ vẫn phát âm đúng.

Sự khác biệt giữa Phonics và cách học tiếng Anh truyền thống



Ông Ben Longworth, giám đốc điều hành hệ thống Anh ngữ nổi tiếng thế giới I Can Read (Em biết đọc), đã có những chia sẻ lý thú về kinh nghiệm và phương pháp dạy tiếng Anh tiên tiến nhất hiện nay - phương pháp Phonics:

Trước tiên, cần khẳng định một thông tin có thể sẽ gây ngạc nhiên cho các bậc phụ huynh: Bảng chữ cái ABC mà trẻ được học qua bài hát chẳng có tác dụng gì đáng kể trong việc học tiếng Anh. 


Cách phát âm các chữ cái trong bảng alphabet không phải là cách phát âm các chữ cái đó khi nó được đặt trong từ.

Ví dụ: Trẻ được dạy chữ a trong tiếng Anh đọc là /ei/, nhưng chữ “a” trong từ “cat” (con mèo) phát âm là /ae/, trong “was” phát âm là /o/, trong “baby” (đứa bé) phát âm là /ei/, trong “father” (cha) phát âm là /a/, trong “orange” (quả cam) phát âm là /i/…

Như vậy, với chỉ một chữ “a” mà đã có những sự biến hóa khôn lường trong cách phát âm khi đặt vào các từ khác nhau.

Âm là cách phát âm của chữ cái khi đặt trong một từ tiếng Anh cụ thể. Một chữ cái có thể có nhiều cách phát âm khác nhau, như trong ví dụ về chữ “a” ở trên. Âm trong tiếng Anh khá giống âm trong tiếng Việt, đó là một lợi thế lớn của người Việt khi học tiếng Anh.

Ví dụ: Trong bảng âm chữ cái tiếng Anh, ngoài âm u (đọc gần giống ă trong tiếng việt), w (đọc là gườ), x (đọc là kz)... thì đa số các âm còn lại tương đối giống tiếng Việt.

Vì vậy, thay vì bắt bé học thuộc bảng chữ cái ABC theo bài hát, bạn có thể yên tâm dạy con mình phát âm tiếng Việt cho chuẩn trước bởi nó rất gần với các âm trong tiếng Anh.

Chỉ cần học thuộc bảng âm của chữ cái tiếng Anh (gọi là Phonics alphabet), bé đã có thể phát âm chuẩn tất cả các từ đơn giản có cấu trúc CVC (nguyên âm - phụ âm - nguyên âm) như cat (k-a-)t, bat (b-a-t), mud (m-ă-d)... Nhờ vậy, bé sẽ cảm thấy phát âm tiếng Anh cũng đơn giản và gần gũi. Đó là điểm khác biệt đầu tiên giữa phương pháp dạy tiếng Anh truyền thống và Phonics.

Phonics không bắt trẻ học thuộc cách phát âm từ mới mà sẽ cung cấp cho trẻ bộ quy tắc phát âm để trẻ không bị rối loạn khi thầy cô, cha mẹ, bạn bè… mỗi người đọc một từ theo nhiều cách khác nhau (mà không biết cách nào là đúng!). Lúc đó, bộ quy tắc sẽ giúp trẻ tìm ra cách đọc đúng nhất.

Lợi thế tiếp theo của việc học theo Phonics là việc học ngoại ngữ mà không phải phụ thuộc hoàn toàn vào trí nhớ. Nếu bắt trẻ hễ gặp từ mới nào là phải vận dụng trí nhớ để thuộc cách đọc, cách này rất không khoa học bởi trí nhớ con người có hạn, trí nhớ nhiều khi cũng “phản chủ”, chưa kể nó sẽ lão hóa theo thời gian.

Tuy vậy Phonics trong tiếng Anh phức tạp hơn quy tắc đánh vần trong tiếng Việt rất nhiều. Nó đòi hỏi phương pháp giảng dạy tốt kết hợp với giáo viên nhiều kinh nghiệm. Thực tế ở nước ngoài, không phải giáo viên bản xứ nào cũng có thể dạy được Phonics. Trên thế giới hiện nay đã xuất hiện một số hệ thống dạy tiếng Anh chuyên biệt theo phương pháp Phonics, nổi bật nhất phải kể đến I Can Read. I Can Read sẽ giúp các bé ít phải vận dụng trí nhớ trong quá trình học tiếng Anh, đồng nghĩa với việc giảm bớt gánh nặng học tiếng Anh cho bé.

Sự khác biết của hệ thống này là sự kết hợp giữa giáo trình riêng, giáo viên và phương pháp giảng dạy thành một thể thống nhất chứ không đơn giản là bộ giáo trình. Thay vì bắt trẻ thuộc cách phát âm của từng từ mới, hãy giúp trẻ nắm được các quy tắc phát âm để có thể đối phó với bất kỳ từ tiếng Anh nào. Khi đã thành thạo các quy tắc này, việc phát âm chuẩn tiếng Anh đã trở thành một kỹ năng đơn giản.

Hiện I Can Read cũng đã có mặt tại Việt Nam với 4 trung tâm tại Hà Nội và TPHCM.


Tại sao phải học Phonics trong tiếng Anh?




Phát âm chuẩn rất quan trọng bởi nó là chìa khóa cho các kỹ năng còn lại: Phát âm chuẩn giúp trẻ nói được và nghe được thứ tiếng Anh chuẩn. Nghe và nói lại là hai kỹ năng cơ bản, có tính ứng dụng cao nhất trong việc học ngoại ngữ. Nghe nói tốt sẽ là cái nền vững chắc để học đọc viết tốt, giúp trẻ hoàn thiện được cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết.

Đối với trẻ chưa đến tuổi đi học, bố mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên thông qua các bài hát tiếng Anh, các chương trình truyền hình thiếu nhi bằng tiếng Anh và nếu có điều kiện, nên cho trẻ bắt đầu học đánh vần tiếng Anh bằng phương pháp Phonics tại các trung tâm uy tín để trẻ có thể phát âm chuẩn ngay từ đầu.
>> Theo Báo Dân trí

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

50 thuật ngữ tiếng Anh về đặt hàng online


Người mua sẽ có sự cân nhắc nhiều hơn để đặt thử và đặt hàng chính thức với đơn hàng lớn. Trong trường hợp này, bạn hãy tham khảo ngay “50 thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu về đặt hàng” nhé, bạn sẽ có một hợp đồng thành công!
 50 thuật ngữ tiếng Anh về đặt hàng online
 50 thuật ngữ tiếng Anh về đặt hàng online


50 thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu về đặt hàng thông dụng

Make a deal : thỏa thuận mua bán
Estimate: ước lượng, dự toán
Product : sản phẩm
Brand new product : sản phẩm mới
Deffective/shoddy product : sản phẩm lỗi
Refurbished product : sản phẩm được tân trang lại
Exclusive product : sản phẩm độc quyền.
Ident: đơn ủy thác mua hàng
Acknowledge: xác nhận
Acknowledgement: sự xác nhận
Confirm: tái xác nhận
Email: thư điện tử
Brand : thương hiệu
Reputed brand : thương hiệu có danh tiếng
Reputation: danh tiếng
Appreciate: cảm kích, đánh giá cao, biết ơn
Warranty : Bảo hành
Warranty coverage : phạm vi bảo hành
Place an order: đặt hàng
Supply: cung cấp
Requirment: sự yêu cầu
Invalidate : hết hiệu lực
Expire : hết hạn
Execute: thu hành, thực thi, thực hiện
Accept: chấn nhận
Branch : chi nhánh
Retail price : giá bán lẻ
Purchase : mua, sắm
Garment : mẫu mã quần áo
Merchandise :hàng hóa
Attach: gửi kèm
Official: chính thức
Contact: hợp đồng
L/C (Letter Credit): thư tín dụng
FOB (Free on board): điều kiện giao hàng theo Incoterm (giao hàng lên tàu)
CIF (Cost, Insurance and Freight): điều kiện giao hàng theo Incoterm (giá hàng hóa bao gồm giá bán, bảo hiểm và chi phí vận chuyển)
FAS (Free Alongside Ship): điều kiện giao hàng theo Incoterm (giá hàng hóa đã bao gồm chi phí giao hàng tới cảng giao hàng)
CIP (Carriage and Insurance Paid to): điều kiện giao hàng theo Incoterm (người bán chịu trách nhiệm với hàng hóa cho đến địa điểm quy định.)
Order sheet/ order form: mẫu đơn đặt hàng
Out of stock: hết hàng, cháy hàng trong kho
Shortage: thiếu hàng
Bargain : món hời (n)/ trả giá (v)
Door-to-door : giao hàng đến kho chỉ định
Discount : giảm giá
Coupon/ voucher : phiếu mua hàng/phiếu giảm giá
Bulk order : phiếu đặt hàng số lượng lớn
Discount: chiết khấu
Market: thị trường
Trial order: đơn hàng thử
Place a trial order: đặt hàng thử

Bạn đã thử áp dụng các từ vựng trong “50 thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu về đặt hàng” chưa? Đây đều là những từ vựng tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu phổ biến và thường xuyên áp dụng trong hoạt động mua bán với đối tác nước ngoài. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu tiếng anh xuất nhập khẩu hiệu quả dành cho bạn, những nhân viên xuất nhập khẩu.

Nếu bạn có nhu cầu học tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp, hãy đăng ký thông tin vào bảng dưới nhé.

>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Giáo dục tiểu học khác biệt gì trong chương trình phổ thông mới?

“Trong chương trình giáo dục phổ thông mới sắp sửa triển khai tới đây, cấp tiểu học - một trong những cấp học quan trọng, cũng có nhiều điểm khác biệt cơ bản so với chương trình hiện hành”, TS. Thái Văn Tài - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) chia sẻ với PV Dân trí.

Thêm hai môn học mới

Chia sẻ với PV Dân trí, TS Thái Văn Tài cho biết, trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, cấp tiểu học có những điểm khác biệt so với chương trình hiện hành.

Cụ thể, theo thiết kế của Chương trình GDPT mới ở cấp tiểu học sẽ gồm 10 môn học và một hoạt động gồm: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (Lớp 3, 4, 5); Tự nhiên và xã hội (Lớp 1, 2, 3); Lịch sử và Địa lí (Lớp 4, 5); Khoa học (Lớp 4, 5); Tin học và Công nghệ (Lớp 3, 4, 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc và Mĩ thuật) và Hoạt động trải nghiệm (trong đó có tích hợp nội dung giáo dục của địa phương).



Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, cấp tiểu học có những điểm khác biệt so với chương trình hiện hành. (Ảnh: Mỹ Hà)



Nội dung môn học Giáo dục thể chất và Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Các môn học tự chọn (dạy ở những nơi có đủ điều kiện dạy học và phụ huynh học sinh có nguyện vọng): Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (dạy ở lớp 1, lớp 2).

So sánh kế hoạch giáo dục giữa chương trình GD tiểu học hiện hành và chương trình GD mới, có thể thấy Chương trình GDPT mới ít môn học hơn do thực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới. Tuy nhiên, trong chương trình có thêm 2 môn học mới là Ngoại ngữ 1, Tin học và Công nghệ.

Đối với một số địa phương, việc bổ sung giáo viên Tin học và Tiếng Anh là thách thức không nhỏ, nhất là trong tình hình tinh giản biên chế hiện nay.

Thứ hai, CTGDPT mới là chương trình học 2 buổi/ngày, do đó số tiết học trong một năm học đều tăng lên. Mục tiêu của hoạt động dạy học 2 buổi/ngày là tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt là tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm, giảm áp lực học tập và góp phần giảm tải trong việc tổ chức thực hiện chương trình; đáp ứng yêu cầu quản lí và giáo dục HS của gia đình và xã hội; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp tiểu học.

Cấu trúc chương trình giáo dục phổ thông mới

Như vậy, định hướng chung của đổi mới chương trình lần này là hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Theo đó, HS cần tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập; được tìm tòi, khám phá; được làm việc độc lập, hợp tác, trao đổi theo nhóm hay lớp, trong đó các em được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế. Tăng cường “tương tác” (giữa : HS - giáo viên; HS - HS; HS - Thiết bị dạy học; HS - môi trường nơi các em sinh sống...).

Đảm bảo cơ sở vật chất theo lộ trình

Có thể thấy trong Chương trình GDPT mới cấp tiểu học, có thêm hai môn học, chương trình được thiết kế dạy học 2 buổi/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các địa phương.

Theo TS Tài, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong đó giao cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một số nhiệm vụ.

Để đảm bảo đủ điều kiện CSVC, Bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục Mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2018 với mục tiêu: Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chương trình GDPT theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.



Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học, có thêm hai môn học, chương trình được thiết kế dạy học 2 buổi/ngày. (Ảnh: Mỹ Hà)



Cụ thể: Giai đoạn 2017-2020 đối với Tiểu học: Kiên cố hóa trường, lớp học: Đầu tư xây dựng 5.900 phòng học tiểu học thay thế các phòng học tạm thời (bao gồm: phòng học tranh tre, nứa lá, đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học nhờ, mượn, thuê tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Thứ hai, xây dựng bổ sung: 6.000 phòng học; 7.770 phòng chức năng (giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật, tin học, ngoại ngữ, thiết bị giáo dục, hỗ trợ giáo dục khuyết tật học hòa nhập); 3.420 phòng thư viện.

Thứ ba, mua sắm bổ sung: 39.070 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 1 và lớp 2; 258.620 bộ bàn ghế hai chỗ ngồi; 13.910 bộ máy tính; 1.980 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ.

Trên cơ sở đó, cùng với các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các địa phương cần chủ động lên kế hoạch chi tiết, cụ thể để thực hiện được quy định của chương trình mới theo lộ trình như quy định tại Nghị quyết 51 của Quốc hội: năm học 2020 - 2021ở lớp 1; năm học 2020 - 2021 ở lớp 2; năm học 2020 - 2021ở lớp 3; năm học 2020 - 2021ở lớp 4; năm học 2020 - 2021ở lớp 5 bảo đảm cho con em địa phương không thiệt thòi so với học sinh những nơi khác.

>> Theo Mỹ Hà (Báo Dân trí)

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Căng thẳng ôn thi vào lớp 10

Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm 2019 tại Hà Nội có nhiều thay đổi, được đánh giá là căng thẳng hơn khi học sinh thi tới 4 môn thay vì chỉ 2 môn Văn và Toán như các năm trước. Hiện tại nhiều học sinh đang tăng tốc với môn Ngoại ngữ và chờ đợi môn thi thứ 4 được công bố. 

Căng thẳng ôn thi vào lớp 10
Học sinh cần bám sát đề thi minh họa Sở GDĐT Hà Nội đã công bố để ôn tập.

Khi nào thì luyện đề?


Sau kỳ nghỉ Tết, học sinh bắt đầu bước vào giai đoạn nước rút, chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 diễn ra vào tháng 6. Năm nay, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, thí sinh sẽ phải dự thi đủ 4 bài thi độc lập gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ 4. Với môn thi thứ 4 sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên thuộc một trong các môn: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

Theo kế hoạch, môn thi thứ 4 sẽ được công bố vào tháng 3. Em Minh Anh (học sinh lớp 9A2, Trường THCS Cao Bá Quát, Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, ngay từ đầu năm học, em và các bạn đã được cô giáo nhắc nhở không được lơ là với môn học nào vì ngoài 3 môn đã biết, môn thi thứ 4 vẫn đang “bỏ ngỏ”. Em cũng hiểu nếu không học nghiêm túc ngay từ đầu mà đến khi công bố mới học thì có thể sẽ không theo kịp các bạn. Nhưng việc ôn luyện đủ 9 môn khiến Minh An luôn trong tình trạng “căng mình”, hầu như không có thời gian nghỉ ngơi. Mặc dù không đi học thêm như nhiều bạn khác, Minh An cho biết thêm, riêng việc làm hết bài tập các thầy cô giao về nhà của 9 môn đã đủ “phờ phạc”. Như dịp Tết vừa qua, Minh An cũng dành phần lớn thời gian để nhờ chị họ là sinh viên ĐH Ngoại ngữ bổ túc thêm cho môn tiếng Anh với hi vọng sẽ cải thiện phần bài thi tự luận vốn không phải là sở trường của em. 

Cô giáo Đỗ Thị Dung (Trường THCS Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, thời điểm này, chương trình học đã dạy được khoảng 2/3, trang bị những kiến thức cơ bản và bước sang giai đoạn ôn luyện kết hợp với hoàn thiện việc trang bị kiến thức còn thiếu. Trước mắt nhà trường vẫn hướng dẫn các em tập trung học tốt 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, đồng thời học đều, học chắc chắn các môn còn lại. Khi nào biết môn thi thứ 4, nhà trường sẽ tăng cường thêm việc giảng dạy, củng cố lại kiến thức để học sinh có nhiều cơ hội hơn trong cuộc đua vào lớp 10 sắp tới. 

Về thời gian luyện đề, thầy giáo Nguyễn Phi Hùng- giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục Học mãi cho rằng, thời điểm đầu học kỳ II này các em cần dành thời gian luyện đề để rà soát lại khối lượng kiến thức cũng như trang bị những kỹ năng làm bài thi. Hiện chỉ còn khoảng 3 tháng là đến kỳ thi nên nếu không gấp rút luyện đề ngay từ bây giờ các em sẽ dễ rơi vào tình trạng bị động, nước đến chân mới nhảy. 

Một lưu ý nữa là cần căn cứ vào đề thi tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 – 2020 Sở GDĐT Hà Nội đã công bố hồi đầu năm học. Theo đó, đề thi chủ yếu nằm trong phạm vi kiến thức của lớp 9 và khoảng 20% của lớp 8, các câu hỏi nâng cao chiếm rất ít. Thầy và trò cần bám sát đề thi minh họa để lên kế hoạch ôn tập hợp lý, hiệu quả thay vì mải miết theo đuổi những bài toán quá khó… 

Căng thẳng nội đô


Theo Sở GDĐT Hà Nội, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2019-2020 chiếm khoảng 62% trong tổng số 101.500 học sinh dự kiến sẽ tham gia xét tốt nghiệp THCS. Như vậy, có khoảng 63.000 học sinh tốt nghiệp THCS sẽ được tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập. Số học sinh còn lại được phân bổ vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính, trường THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Do Hà Nội phân chia thành các  khu vực tuyển sinh, học sinh ở khu vực nào được đăng ký nguyện vọng (NV) 1, NV2 vào khu vực tuyển sinh đó. Lựa chọn NV nào là quyền của thí sinh nhưng để đảm bảo khả năng đỗ thì cần tham khảo điểm tuyển sinh của các năm trước cũng như cân nhắc để thuận tiện việc đi lại. Mặc dù theo tỷ lệ là có 60% học sinh được học trường công, tuy nhiên tỷ lệ này tính chung toàn Hà Nội. Trong khi đó, các trường ngoại thành có điểm tuyển sinh vào lớp 10 thấp, tỷ lệ vào trường có khi là 100%. Các trường trong nội thành thường có số lượng học sinh đăng ký vào lớp 10 đông hơn nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh nên học sinh không còn cách nào khác là tăng cường học thêm để nhằm tìm kiếm một suất vào trường công lập. 

Một lưu ý là bắt đầu từ năm nay, trong kỳ thi vào lớp 10, thí sinh sẽ không được cộng điểm khuyến khích bao gồm điểm thi nghề phổ thông ở cấp THCS và cuộc thi học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa. Thêm vào đó là việc không xét học bạ nên tất cả phải dựa vào điểm học lực thật. Các trường căn cứ vào diện ưu tiên (đúng quy định) của học sinh để xác định điểm cộng thêm cao nhất là 1,5 điểm và thấp nhất là 0,5 điểm. Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên chỉ được hưởng theo tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất. 

>> Nguồn: Lâm An (Báo Đại đoàn kết)