Giao tiếp với người nước ngoài dường như là một trải nghiệm
vừa thích thú, vừa ”ám ảnh” với những ai nói tiếng Anh chưa tốt. Trong lần đầu
trò chuyện cùng người bản xứ, bạn cần biết có 1 số điều chúng ta nên tránh để
không gây mất thiện cảm nhé!
Hãy tự tin giao tiếp với người bản xứ thay vì tránh né. |
1. Tránh né người nước ngoài
Nhiều bạn có vô tình va chạm với người nước ngoài trên đường,
thay vì dừng lại xin lỗi lại tránh né bỏ đi. Việc làm này khá mất lịch sự và
không hiếu khách. Dù khả năng tiếng Anh của bạn không tốt, nhưng nói lời xin lỗi
là vô cùng quan trọng. Vì vậy, kể cả bạn có nói năng dở ẹc, hãy cứ tự tin khi
giao tiếp với người bản xứ nhé!
2. Đọc sai tên của người nước ngoài
Do cách phát âm, hoặc đôi khi do không chú ý, bạn có thể nói
sai tên của người đối diện. Với người nước ngoài, họ cảm thấy không được tôn trọng
khi bạn nói sai tên của họ. Tốt nhất là bạn hãy thật chắc chắn về cách phát âm
của mình. Nếu không, thay vì gọi tên, bạn có thể dùng những cụm từ nhân xưng
khác: ”man”, ”bro”, ”guy”,… Vừa tạo được sự tự nhiên mà không gây mất điểm
trong mắt đối phương nhé!
3. Hỏi những vấn đề riêng tư
Đôi khi bạn sẽ khiến người khác khó chịu vì hỏi những vấn đề
riêng tư ngay lần đầu gặp mặt. Ví dụ như hỏi về tuổi, cân nặng, tiền lương hay
tình trạng hôn nhân. Điều này khá bình thường ở Việt Nam nhưng sẽ gây tác dụng
ngược lại khi giao tiếp với người nước ngoài. Thay vì cứ hỏi những chủ đề nhạy
cảm này, bạn có thể trò chuyện về sở thích, thời tiết, đất nước của họ,… Có rất
nhiều chủ đề cho bạn lựa chọn thay vì những câu hỏi này cơ mà.
4. Không chú ý vào người nói
Bạn bắt chuyện với người nước ngoài, song lại không chú ý
vào họ. Điển hình như khi bạn đã hỏi họ ”How are you?”, và họ đã nói ”I’m
good”, bạn không thể hỏi lại ”I’m fine, thank you. And you?” được. Điều này cho
thấy bạn chẳng chú ý gì vào câu trả lời trước đó của họ. Nếu bạn liên tiếp lặp
lại, e rằng người nước ngoài sẽ lắc đầu ngán ngẩm bỏ đi mất thôi!
5. Đặt câu hỏi quá nhiều
Đây là một lỗi khá quen thuộc của các bạn học sinh người Việt.
Khi giao tiếp với người nước ngoài, gần như chúng ta chỉ đặt câu hỏi không khác
gì phỏng vấn. Chúng ta không hề tương tác cũng như phát triển thêm ý tưởng từ
câu trả lời của họ. Điều này không sai nhưng sẽ không duy trì được hứng thú của
cuộc nói chuyện. Người nước ngoài sẽ cảm thấy bí bách với hàng tá những câu hỏi
dồn dập từ bạn đó nhé! Hãy đưa ra một số ý kiến cá nhân, điều này khiến bạn tạo
ấn tượng khá tốt đấy!
6. Sử dụng tiếng Việt xen lẫn tiếng Anh
Hãy nhớ người nước ngoài thường chỉ nghe hiểu được tiếng Anh
thôi! Khi nói chuyện với họ lần đầu, bạn nên tránh sử dụng quá nhiều từ ngữ tiếng
Việt. Ví dụ như tên đường, tên món ăn, quán xá bằng tiếng Việt,… Nếu bạn vừa
nói tiếng Anh xen lẫn tiếng Việt quá nhiều, người nước ngoài sẽ cảm thấy bối rối
vì không thể nắm bắt thông tin. Nếu muốn giới thiệu về những địa điểm mang tên
tiếng Việt, hãy chú ý chỉ nói từng địa danh một thôi nhé!
7. Không sử dụng body language
Thường thì người Việt không có thói quen dùng body language
khi trò chuyện. Tuy nhiên điều này lại khá quan trọng khi nói chuyện với người
nước ngoài. Đôi khi có một số chủ đề khá khó diễn tả bằng lời. Ví dụ như quá
trình làm món ăn, cách thức, nghi lễ, phong tục,..Lúc này, bạn rất cần body
language uyển chuyển của mình để khiến người nước ngoài hiểu. Việc dùng body
language không chỉ giúp bổ trợ cho lời nói mà còn khiến bạn trở nên tự tin,
duyên dáng hơn nữa đấy!
Nếu có dịp giao tiếp với người nước ngoài, hãy nhớ 7 điều tối
kị trên các bạn nhé! Chúc các bạn luôn có những cuộc trò chuyện vui vẻ, học
thêm nhiều điều mới lạ!
>> Nguồn: kynang.edu.vn
>> Nguồn: kynang.edu.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét