This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

4 chìa khóa luyện nghe tiếng Anh IELTS để đạt điểm cao phần Listening


Phần luyện nghe IELTS là thử thách rất lớn với nhiều thí sinh, bởi lẽ các phần thi Viết, Nói, Đọc, bạn còn có cơ hội làm lại, nhưng khi thi Speaking, bạn chỉ có 1 cơ hội nghe duy nhất. Hãy thử áp dụng 4 nguyên tắc dưới đây, bạn sẽ có thể cải thiện kĩ năng nghe của mình và đạt điểm cao hơn ở kì thi IELTS sắp tới.

4 chìa khóa luyện nghe tiếng Anh IELTS để đạt điểm cao phần Listening


1. Mục tiêu luyện thi IELTS rõ ràng, lộ trình và phương pháp phù hợp


Trước tiên, hãy bắt đầu bằng mục tiêu điểm số IELTS bạn cần đạt được. Với mỗi mức điểm, bạn sẽ có một lộ trình và phương pháp luyện thi IELTS riêng, thích hợp với mục tiêu đó. Để có được lộ trình đúng, bạn nên tham khảo các nguồn tài liệu hoặc đến các trung tâm dạy IELTS uy tín để nhận tư vấn.
Một lưu ý nữa là để có điểm số cao, hãy trau dồi vốn từ vựng của mình, đặc biệt là từ vựng học thuật, ngữ pháp cao cấp song song với luyện nghe nói với ngữ âm - ngữ điệu chính xác. Những yếu tố này sẽ cứu nguy cho bạn khi bạn không nghe rõ được dữ liệu. Ví dụ, khi thi IELTS Listening, đôi lúc sẽ rất khó để bạn phân biệt danh từ đang được nói ở dạng số ít hay số nhiều để thêm “s” vào kết quả. Nhưng với nền tảng ngữ pháp, từ vựng vững chắc và nắm bắt nhanh ngữ cảnh, bạn sẽ đưa ra đáp án chính xác hơn.

2. Lên chiến lược phân bổ thời gian khi luyện nghe IELTS


Quan niệm “trả lời thật nhiều câu hỏi càng tốt” đã vô tình “hạ gục” nhiều thí sinh. Bạn nên biết, IELTS được phân ra làm nhiều cấp độ, mỗi cấp độ sẽ có mức khó khăn khác nhau. Nếu sa đà vào những câu hỏi khó, bạn sẽ lãng phí thời gian và dễ bị mất điểm khi trả lời những câu dễ hơn.
Chiến lược phân bổ thời gian hợp lý khi luyện nghe IELTS gồm 4 bước:
Bước 1: Đọc đề và nghe phần hướng dẫn thật kĩ để làm đúng yêu cầu đề bài
Bước 2: Bạn sẽ có 30 giây để đọc câu hỏi trước mỗi phần nghe. Vì thế, bạn hãy đọc và cố gắng hình dung ngữ cảnh của cuộc đối thoại/độc thoại, tìm ra những từ khóa trong câu hỏi để có thể phản xạ và định hướng câu trả lời thật nhanh và chính xác.
Bước 3: Bạn sẽ có thêm 30 giây sau mỗi phần nghe để hoàn thiện các câu trả lời. Vì vậy, hãy cố gắng kiểm tra thật kỹ để tránh những sai sót về con số, danh từ số ít - số nhiều, chia thì hợp lý, số lượng từ trong câu trả lời có đúng quy định chưa… Chỉ cần mắc lỗi, dù nhỏ nhất cũng khiến câu trả lời của bạn không được tính điểm.
Bước 4: Khi kết thúc 30 giây để bước sang phần khác, tuyệt đối không đặt áp lực phải trả lời hết và chính xác 100%. Điều này sẽ khiến bạn suy nghĩ miên man cho những câu trả lời đã qua và mất đi sự tập trung cho phần nghe hiện tại. Điều đó chỉ khiến kết quả thi tệ hại hơn vì bạn sẽ không có cơ hội được nghe lần 2.

3. Lựa chọn và giải các đề luyện thi IELTS uy tín

4 chìa khóa luyện nghe tiếng Anh IELTS để đạt điểm cao phần Listening


Trong quá trình luyện thi cho đến kì thi chính thức, bạn nên thường xuyên thi thử để rút được kinh nghiệm và các nhược điểm của mình ở từng phần thi để có cách cải thiện. Ví dụ, trong khi luyện nghe IELTS, có những bạn không nghe kịp các con số hoặc chữ cái khi đánh vần. Cũng có bạn nghe-hiểu được tình huống nhưng lại bỏ qua các chi tiết quan trọng nên không tìm được câu trả lời...
Thi thử cũng là cách giúp bạn chuẩn bị tâm lý, tránh cảm giác lo lắng, mất bình tĩnh khi rơi vào tình huống người nói quá nhanh và bạn không hiểu bài nghe của mình.

4. Thi thử IELTS online – Tại sao không?

Những đề thi thử sẽ là thước đo giúp bạn đánh giá được thực lực hiện tại của bản thân mình. Từ đó bạn sẽ rút ra được những kinh nghiệm cần thiết trong quá trình làm bài cũng như có sự chuẩn bị tốt về tinh thần, tránh bị hoang mang và bỏ quên kiến thức. Không quá khó để tìm một web học tiếng Anh online hoặc các trang web thi thử nhưng lời khuyên cho bạn là nên làm những đề thi IELTS tiếng Anh của các năm trước để nắm được cấu trúc của đề cũng như áp dụng chiến thuật hợp lý.

Hy vọng rằng với những chia sẻ của trung tâm tiếng Anh giao tiếp Benative trên đây sẽ giúp các bạn có thể luyện nghe tiếng Anh IELTS hiệu quả và chinh phục được những điểm số cao nhất trong kỳ thi sắp tới.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

12 từ tiếng Anh quen thuộc người Việt thường phát âm sai

Khi học tiếng Anh, người Việt thường phát âm sai, thậm chí cả những từ quen thuộc. Dưới đây là 12 từ tiếng Anh quen thuộc nhưng thường phát âm sai và cách phát âm đúng các từ này.

12 từ tiếng Anh quen thuộc nhưng thường phát âm sai


1. Is: Đây là một từ cơ bản trong tiếng Anh với phát âm đúng là /ɪz/ (âm cuối z). Trong khi đó rất nhiều người Việt lại phát âm âm cuối là /s/

2. Accuracy (tính chính xác): Đọc là /ˈæk.jə.rə.si/. Từ này thường bị phát âm sai trọng âm. Người Việt hay đọc sai khi nhấn vào âm tiết thứ 2 /æk.ˈ (k)jə.rə.si/. Trọng âm đúng là ở âm tiết đầu tiên.

3. Engineer (kỹ sư): Đọc đúng là /,en.dʒɪˈnɪər/. Tương tự như accuracy, từ engineer cũng bị nhấn sai trọng âm, thường ở âm đầu tiên. Thực tế, trọng tâm chính rơi vào âm tiết cuối cùng /’ni ər/.

4. General (chung): Hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng từ này bị đọc sai ở chỗ nào phải không? Câu trả lời nằm ở phụ âm đầu tiên g /’dʒ/ mà nhiều bạn vẫn đọc nhầm thành /ʒ/. Toàn bộ phiên âm của từ này phải là [‘dʒenərəl] chứ không phải [‘ʒenərəl].

5. Hire (thuê): Từ hire này hay bị đọc thành /haɪ/ mà bỏ lược bớt âm cuối /ə/. Đọc như vậy sẽ làm người nghe nhầm lẫn với từ high /haɪ/. Từ fire /faɪə/ cũng bị phát âm sai tương tự. Trong tiếng Anh âm cuối rất quan trọng. Người Việt ngoài mắc lỗi lược bỏ âm cuối còn hay thêm âm cuối /s/ không đúng chỗ khi nói.

6. Library (thư viện): là danh từ có phiên âm đúng /ˈlaɪ.brər.i/ nhưng lại rất hay bị đọc thành /ˈlaɪ.bary/.

7. Often (hay, thường)– Bạn đã từng nghe ai đó phát âm từ này là /ˈɒff-ten/ chưa. Thực tế có nhiều bạn mắc lỗi này, nhất là các bạn mới bắt đầu học tiếng Anh. Phát âm đúng là /ˈɒf.ən/ hoặc /ˈɒf.tən/.

8. Pause (tạm ngừng): /pɔːz/ là phát âm đúng. Nhiều người Việt lại “biến hóa” âm /ɔ/ thành /au/, nhưng điều này sẽ khiến người nước ngoài khó hiểu.

9. Pure (tinh khiết) cũng là một từ hay bị phát âm sai phổ biến ở người Việt. Nhiều người sẽ đọc thành /pua/, trong khi phiên âm đúng phải là /pjʊər/.

10. Purpose (mục đích): được  phát âm đúng là /ˈpɜː.pəs/.  Tuy nhiên từ “pose” ở đây khiến nhiều người phát âm sai thành /pəʊz/ vì bản thân từ pose khi đứng một mình và trong nhiều từ khác như propose, suppose cũng được phát âm là /pəʊz/. Tiếng Anh không có nguyên tắc chung cho tất cả.

11. Restaurant (nhà hàng): bị rất nhiều người phát âm thành /res-tɑu-rən/. Phát âm đúng ở đây là /ˈres.trɒnt/ (Anh Anh) hoặc /ˈres.tə.rɑːnt/ (Anh Mỹ).

12. Schedule (lịch trình): Hầu hết những người mới học tiếng Anh đều đọc từ này thành [‘skedju:l] Tuy nhiên, nếu như tra từ điển, bạn sẽ thấy danh từ này chỉ có 2 cách đọc là /‘∫edju:l/ và /‘skedʒul/.

Để luyện phát âm hiệu quả, bạn nên tạo thói quen nghe phát âm gốc ngay từ đầu học tiếng Anh, luyện từng từ mới bạn học được, Ngoài ra bạn có thể xem phim và nghe nhạc tiếng Anh để học cách phát âm chuẩn. Khi phát âm tiếng Anh chuẩn bạn cũng sẽ dễ dàng cải thiện kĩ năng nghe tiếng Anh của mình.


Đây là một bài học bổ ích bạn không thể bỏ qua.Chúc bạn thành công!

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

10 Trò chơi giúp tăng hiệu quả khi dạy tiếng Anh cho trẻ

Dạy tiếng Anh cho trẻ em thông qua các trò chơi là phương pháp đem lại hiệu quả cao, giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng và lưu đọng lại cho trẻ rất lâu, mang lại sự hứng thú cho trẻ. Dưới đây là các trò chơi phụ huynh tham khảo cho các bạn nhỏ học nha!

1. Bingo


Bingo là một trò chơi để luyện kỹ năng đọc hiểu. Giáo viên hãy cho các bé lựa chọn một danh sách các từ vựng có trong truyện, bài đọc tiếng Anh rồi viết vào một khung lưới, gọi là bảng Bingo.

Giáo viên sẽ đọc tên các từ một cách ngẫu nhiên và nhiệm vụ của bé là sẽ nghe và nối các từ vừa đọc vào trong bảng Bingo của mình. Bé nào hoàn thành một đường thẳng nối các từ trước thì hô Bingo. Kết thúc trò chơi, bé nào nối được nhiều đường thẳng nhất sẽ chiến thắng.


2. Word masking


Đây là một trò chơi giúp trẻ học từ vựng tiếng Anh hiệu quả hơn. Giáo viên sẽ che đi một số từ vựng trong một đoạn văn. Khi trẻ đọc các câu trong đoạn văn đó thì nhiệm vụ của giáo viên là phải gợi ý làm sao cho trẻ đoán được từ đó là gì, bằng cách sử dụng những từ đồng nghĩa, trái nghĩa chẳng hạn.

3. Remembering pictures




Dạy học tiếng Anh cho trẻ em qua trò chơi

Chia các bé thành 3 hoặc 4 nhóm để chơi. Giáo viên sẽ lựa chọn một vài bức tranh liên quan đến các từ vựng ở các bài học trước đó. Sau đó, giáo viên đưa lần lượt các bức tranh này lên cho các nhóm xem trong khoảng 4-5 giây.

Tiếp theo, từng thành viên trong mỗi đội phải nhanh chân chạy lên bục để viết ra những từ vựng này. Lưu ý, mỗi thành viên chỉ được viết 1 từ vựng. Nhóm nào có nhiều câu trả lời chính xác nhất và thời gian hoàn thành nhanh hơn sẽ là nhóm chiến thắng.

4. Hot Seat


Đây cũng là một trò chơi về từ vựng để đoán ý đồng đội. Giáo viên cũng chia lớp thành 3 – 4 đội chơi. Sau đó, chọn 1 thành viên trong mỗi đội để ngồi lên ghế nóng và quay mặt về dưới lớp, trong lúc đó giáo viên sẽ viết một từ vựng lên bảng.

Nhiệm vụ của các thành viên trong đội đang ngồi phía bên dưới là phải cố gắng diễn tả sao cho đồng đội của mình biết đó là từ gì, mà không nói, đánh vần hay ra ký hiệu. Các thành viên trong từng đội chơi sẽ lần lượt thay phiên nhau để ngồi vào chiếc ghế nóng, đội nào đoán đúng được nhiều từ nhất thì sẽ chiến thắng.

5. Word Jumble Race


Đây là một trò chơi giúp bé học tiếng Anh có độ khó cao hơn. Giáo viên sẽ viết hoặc in ra nhiều câu tiếng Anh rồi sau đó cắt chúng thành từng từ. Tiếp theo, đặt cấc từ đó vào mũ, ly hay bất kỳ vật gì đó có thể đựng được.

Lúc này, lớp sẽ được chia thành các nhóm gồm từ 2 – 4 học sinh. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là phải tìm và ghép các từ riêng lẻ thành câu có ý nghĩa và đúng ngữ pháp. Chiến thắng sẽ thuộc về nhóm có nhiều câu đúng với thời gian hoàn thành sớm nhất.

6. Jumping games



Dạy học tiếng Anh cho trẻ em qua trò chơi

Các bé sẽ đứng thành một hàng ngang ở một khoảng sân rộng. Nhiệm vụ của giáo viên là sẽ đọc danh sách các câu, từ liên quan đến những cấu trúc ngữ pháp đã dạy trước đó.

Nếu nhận thấy câu vừa đọc là đúng thì các bé sẽ nhảy lên trước một bước. Còn nếu nghĩ là sai thì nhảy lùi về sau một bước. Tuy nhiên, nếu câu được đọc là đúng mà bé lại nhảy lùi về phía sau thì sẽ bị loại ngay ra khỏi hàng.

7. Simon says

Đây là một trò chơi tiếng Anh cho trẻ em cực kỳ đơn giản. Giáo viên chỉ cần nói “Simon says” kèm theo đó là một hành động mô tả câu nói này. Tuy nhiên, giáo viên có thể làm hành động khác với điều mình nói. Nếu như bé nào làm theo những hành động sai này thì sẽ bị loại ngay lập tức khỏi trò chơi.

Bí quyết để chơi tốt trò này là chỉ nên nghe thật kỹ những gì giáo viên nói và làm theo, tốt nhất là không nên nhìn vào những động tác.

8. Word of Mouth


Trước tiên, phải chia lớp thành 2 hàng dọc. Giáo viên sẽ nói thầm vào tai của bé đứng đầu mỗi hàng một từ gì đó. Sau đó, bé này sẽ có nhiệm vụ truyền tiếp cho bạn đứng sau mình và như vậy cho đến hết hàng. Bạn cuối cùng sẽ phải nhanh tay lên bảng viết từ đó ra. Nếu đội nào viết đúng và xong sớm thì sẽ chiến thắng.

Với trò chơi này, nếu không thể phát âm chuẩn xác thì rất khó để chiến thắng, vì vậy đây là một game giúp bé nhìn nhận lại cách phát âm của mình đã đúng hay chưa, để chỉnh sửa tốt hơn.

9. Face game




Trò chơi này có format dựa trên một chương trình truyền hình. Các bé sẽ đứng thành hình vòng tròn và giáo viên sẽ đưa ra một chủ đề cụ thể. Nhiệm vụ của các bé là phải đưa ra lần lượt những từ tiếng Anh liên quan đến chủ đề này. Nếu đến lượt mà bé vẫn không đưa ra được câu trả lời thì sẽ bị loại khỏi trò chơi. Đây là một game rất hay giúp bé tư duy học từ vựng.

10. Secret Words


Trong trò chơi này, giáo viên sẽ chuẩn bị sẵn một số tấm thẻ, mỗi tấm đều ghi tên một từ vựng nhất định. Lớp được chia thành 2 nhóm và mỗi nhóm sẽ lần lượt đặt câu hỏi cho giáo viên để có được gợi ý liên quan đến từ vựng trong từng thẻ. Nhóm nào tìm ra từ bí ẩn trước sẽ giành 1 điểm. Trò chơi sẽ tiếp diễn cho đến khi tấm thẻ cuối cùng được hoàn thành và nhóm đoán được nhiều từ nhất sẽ chiến thắng.

Dạy học tiếng Anh cho trẻ em, quan trọng nhất là phải tạo được bầu không khí vui vẻ trong từng buổi học. Áp dụng các trò chơi kể trên sẽ giúp bạn làm được điều này. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến các khóa học tiếng Anh cho trẻ em thì có thể đăng ký học thử ngay tại đây!

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Kế hoạch rèn luyện kỹ năng sống là gì và học ở đâu tốt nhất?

Kỹ năng sống ở đây không đơn thuần là làm thế nào để sống cho qua ngày mà quan trọng hơn cả là rèn luyện cho bạn kỹ năng sống hòa nhập với cộng đồng với xã hội như thế nào? 

Kế-hoạch-rèn-luyện-kỹ-năng-sống-là-gì-và-học-ở-đâu-tốt-nhất-2
Ảnh NLPTRAINING

Có thể bạn không biết những người thành công đã từng trải qua rất nhiều những thăng trầm trong cuộc đời của mình, một trong những kỹ năng giúp họ thành công chính là rèn luyện kỹ năng sống.

Bạn có bao giờ suy nghĩ về việc rèn luyện kỹ năng sống như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ bật mí đến bạn tất cả về kỹ năng sống và kế hoạch rèn luyện.

Kỹ năng sống là gì?


Với định nghĩa kỹ năng sống là gì bạn có thể hiểu đơn giản đây là khả năng thích nghi, hành vi thực hiện cho phép bản thân có thể giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Đơn giản, phương pháp rèn luyện kỹ năng sống bao gồm những kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, đặt mục tiêu, kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, kỹ năng tư duy, kỹ năng thay đổi bản thân,….

Vai trò của kỹ năng sống

Vai trò của việc rèn luyện kỹ năng sống rất quan trọng trong xã hội ngày một phát triển hiện nay. Đầu tiên, khi có đầy đủ kỹ năng sống chúng sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm, kiến thức để giải quyết mọi vấn đề tốt hơn nhờ sự tự tin, suy nghĩ tích cực. Kỹ năng sống biến những kiến thức lý thuyết trở thành hành động thực tiễn. Khi bạn đã có cái nhìn tích cực thì chắc chắn sẽ cảm thấy hạnh phúc, yêu đời, làm chủ được cuộc sống của mình. Đối với sức khỏe của chúng ta cũng vậy, khi bạn có kỹ năng sống thì sức khỏe sẽ được chăm sóc một cách tốt nhất.

Kế-hoạch-rèn-luyện-kỹ-năng-sống-là-gì-và-học-ở-đâu-tốt-nhất-1


Đối với sự thay đổi của xã hội, ngày một đòi hỏi con người những yêu cầu lớn hơn giúp bạn biết cách ứng xử, xử lý vấn đề sao cho phù hợp với bối cảnh đó. Lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng sống góp phần thúc đẩy mỗi con người cũng như xã hội hạn chế tối đa được những vấn đề tiêu cực khó lường.

Thường thì những người thiếu kỹ năng sống sẽ dễ nảy sinh ra vấn đề lệch chuẩn còn những người có kỹ năng sống sẽ biết bảo vệ bản thân trước những vấn đề gây bất lợi trong cuộc sống cũng như biết cách tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp,…

Nếu bạn muốn trở thành một người thành công trong công việc, học tập, cuộc sống hôn nhân,….thì đòi hỏi bạn cần phải biết cách rèn luyện kỹ năng sống.

Lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng sống như thế nào?


Để lập được kế hoạch rèn luyện kỹ năng sống bạn có thể tham khảo một số cách thay đổi bản thân dưới đây.

Xây dựng cho bản thân tính kỷ luật


Với kỹ năng sống thì xây dựng tính kỷ luật đóng vai trò vô cùng quan trọng, chúng giúp bạn giải quyết các công việc nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian. Rèn luyện tính kỷ luật trong kỹ năng sống được thể hiện đó là: Mọi việc là đều có kế hoạch, thời gian và làm đúng những gì đã đưa ra; Trong mọi việc cần đúng giờ, bất kể là những cuộc hẹn quan trọng hay không quan trọng.

Lắng nghe và chắt lọc những điều bổ ích


Sự hời hợt với những điều nhỏ nhặt và ý nghĩa trong cuộc sống sẽ khiến cho bạn không thể rèn luyện được kỹ năng sống của bản thân. Từ đó sự giao tiếp cũng như đồng cảm với những người xung quanh bạn thiếu đi, bạn sẽ mất đi sợi dây liên kết và không thể nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ khi cần.

Hãy học cách rèn luyện kỹ năng sống bằng việc lắng nghe, chắt lọc từ những người xung quanh, bạn có có thể có thêm kinh nghiệm cho bản thân vừa có thể xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.

Học hỏi từ những kỹ năng cơ bản nhất


Như đã nói ở trên thì kỹ năng sống sẽ bao gồm rất nhiều những kỹ năng mềm khác nhau vì vậy bạn cần rèn luyện những kỹ năng sống cơ bản đầu tiên. Hãy chú ý quan sát và học hỏi, tìm kiếm những thông tin thông qua internet hay những người mà bạn tiếp xúc hàng ngày. Nắm được một số kỹ năng cơ bản cần thiết thì những kỹ năng sống của bạn sẽ tự khắc hình thành.

Biết cách giảm áp lực


Trong cuộc sống của mỗi người, căng thẳng, mệt mỏi là điều đương nhiên có thể xảy ra và bất cứ ai cũng có thể gặp phải, nếu bạn không biết cách cải thiện chúng thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống. Giảm tải áp lực cũng nằm trong rèn luyện kỹ năng sống. Cách đơn giản nhất đó là bạn hãy đơn giản hóa vấn đề, không nên cầu toàn quá, chỉ cần là đúng và hiệu quả. Hãy học cách thư giãn, giải trí và quan tâm nhiều hơn tới mọi người.

Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng


Trong kỹ năng sống thì kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, chúng giúp bạn có thể thăng tiến nhanh hơn trong công việc, xây dựng cuộc sống tốt đẹp với những người xung quanh,…để cuộc sống trở nên tốt đẹp và thành công.
Kế-hoạch-rèn-luyện-kỹ-năng-sống-là-gì-và-học-ở-đâu-tốt-nhất-3


Với một số phương pháp giúp bạn lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng sống kể trên, mong rằng sẽ giúp ích được cho bạn trong cuộc sống của mình.
>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Sự khác biệt giữa Phonics và cách học tiếng Anh truyền thống

phuong phap hoc tieng anh cho tre em phonics
Điểm khác biệt giữa Phonics (hiểu đơn giản là bộ quy tắc đánh vần trong tiếng Anh) và cách học tiếng Anh truyền thống chính là: Nếu phải học thuộc từ, trẻ có thể quên nhưng nếu học theo Phonics thì dù lâu không dùng một từ nào đó, khi gặp lại, trẻ vẫn phát âm đúng.

Sự khác biệt giữa Phonics và cách học tiếng Anh truyền thống



Ông Ben Longworth, giám đốc điều hành hệ thống Anh ngữ nổi tiếng thế giới I Can Read (Em biết đọc), đã có những chia sẻ lý thú về kinh nghiệm và phương pháp dạy tiếng Anh tiên tiến nhất hiện nay - phương pháp Phonics:

Trước tiên, cần khẳng định một thông tin có thể sẽ gây ngạc nhiên cho các bậc phụ huynh: Bảng chữ cái ABC mà trẻ được học qua bài hát chẳng có tác dụng gì đáng kể trong việc học tiếng Anh. 


Cách phát âm các chữ cái trong bảng alphabet không phải là cách phát âm các chữ cái đó khi nó được đặt trong từ.

Ví dụ: Trẻ được dạy chữ a trong tiếng Anh đọc là /ei/, nhưng chữ “a” trong từ “cat” (con mèo) phát âm là /ae/, trong “was” phát âm là /o/, trong “baby” (đứa bé) phát âm là /ei/, trong “father” (cha) phát âm là /a/, trong “orange” (quả cam) phát âm là /i/…

Như vậy, với chỉ một chữ “a” mà đã có những sự biến hóa khôn lường trong cách phát âm khi đặt vào các từ khác nhau.

Âm là cách phát âm của chữ cái khi đặt trong một từ tiếng Anh cụ thể. Một chữ cái có thể có nhiều cách phát âm khác nhau, như trong ví dụ về chữ “a” ở trên. Âm trong tiếng Anh khá giống âm trong tiếng Việt, đó là một lợi thế lớn của người Việt khi học tiếng Anh.

Ví dụ: Trong bảng âm chữ cái tiếng Anh, ngoài âm u (đọc gần giống ă trong tiếng việt), w (đọc là gườ), x (đọc là kz)... thì đa số các âm còn lại tương đối giống tiếng Việt.

Vì vậy, thay vì bắt bé học thuộc bảng chữ cái ABC theo bài hát, bạn có thể yên tâm dạy con mình phát âm tiếng Việt cho chuẩn trước bởi nó rất gần với các âm trong tiếng Anh.

Chỉ cần học thuộc bảng âm của chữ cái tiếng Anh (gọi là Phonics alphabet), bé đã có thể phát âm chuẩn tất cả các từ đơn giản có cấu trúc CVC (nguyên âm - phụ âm - nguyên âm) như cat (k-a-)t, bat (b-a-t), mud (m-ă-d)... Nhờ vậy, bé sẽ cảm thấy phát âm tiếng Anh cũng đơn giản và gần gũi. Đó là điểm khác biệt đầu tiên giữa phương pháp dạy tiếng Anh truyền thống và Phonics.

Phonics không bắt trẻ học thuộc cách phát âm từ mới mà sẽ cung cấp cho trẻ bộ quy tắc phát âm để trẻ không bị rối loạn khi thầy cô, cha mẹ, bạn bè… mỗi người đọc một từ theo nhiều cách khác nhau (mà không biết cách nào là đúng!). Lúc đó, bộ quy tắc sẽ giúp trẻ tìm ra cách đọc đúng nhất.

Lợi thế tiếp theo của việc học theo Phonics là việc học ngoại ngữ mà không phải phụ thuộc hoàn toàn vào trí nhớ. Nếu bắt trẻ hễ gặp từ mới nào là phải vận dụng trí nhớ để thuộc cách đọc, cách này rất không khoa học bởi trí nhớ con người có hạn, trí nhớ nhiều khi cũng “phản chủ”, chưa kể nó sẽ lão hóa theo thời gian.

Tuy vậy Phonics trong tiếng Anh phức tạp hơn quy tắc đánh vần trong tiếng Việt rất nhiều. Nó đòi hỏi phương pháp giảng dạy tốt kết hợp với giáo viên nhiều kinh nghiệm. Thực tế ở nước ngoài, không phải giáo viên bản xứ nào cũng có thể dạy được Phonics. Trên thế giới hiện nay đã xuất hiện một số hệ thống dạy tiếng Anh chuyên biệt theo phương pháp Phonics, nổi bật nhất phải kể đến I Can Read. I Can Read sẽ giúp các bé ít phải vận dụng trí nhớ trong quá trình học tiếng Anh, đồng nghĩa với việc giảm bớt gánh nặng học tiếng Anh cho bé.

Sự khác biết của hệ thống này là sự kết hợp giữa giáo trình riêng, giáo viên và phương pháp giảng dạy thành một thể thống nhất chứ không đơn giản là bộ giáo trình. Thay vì bắt trẻ thuộc cách phát âm của từng từ mới, hãy giúp trẻ nắm được các quy tắc phát âm để có thể đối phó với bất kỳ từ tiếng Anh nào. Khi đã thành thạo các quy tắc này, việc phát âm chuẩn tiếng Anh đã trở thành một kỹ năng đơn giản.

Hiện I Can Read cũng đã có mặt tại Việt Nam với 4 trung tâm tại Hà Nội và TPHCM.


Tại sao phải học Phonics trong tiếng Anh?




Phát âm chuẩn rất quan trọng bởi nó là chìa khóa cho các kỹ năng còn lại: Phát âm chuẩn giúp trẻ nói được và nghe được thứ tiếng Anh chuẩn. Nghe và nói lại là hai kỹ năng cơ bản, có tính ứng dụng cao nhất trong việc học ngoại ngữ. Nghe nói tốt sẽ là cái nền vững chắc để học đọc viết tốt, giúp trẻ hoàn thiện được cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết.

Đối với trẻ chưa đến tuổi đi học, bố mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên thông qua các bài hát tiếng Anh, các chương trình truyền hình thiếu nhi bằng tiếng Anh và nếu có điều kiện, nên cho trẻ bắt đầu học đánh vần tiếng Anh bằng phương pháp Phonics tại các trung tâm uy tín để trẻ có thể phát âm chuẩn ngay từ đầu.
>> Theo Báo Dân trí

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

50 thuật ngữ tiếng Anh về đặt hàng online


Người mua sẽ có sự cân nhắc nhiều hơn để đặt thử và đặt hàng chính thức với đơn hàng lớn. Trong trường hợp này, bạn hãy tham khảo ngay “50 thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu về đặt hàng” nhé, bạn sẽ có một hợp đồng thành công!
 50 thuật ngữ tiếng Anh về đặt hàng online
 50 thuật ngữ tiếng Anh về đặt hàng online


50 thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu về đặt hàng thông dụng

Make a deal : thỏa thuận mua bán
Estimate: ước lượng, dự toán
Product : sản phẩm
Brand new product : sản phẩm mới
Deffective/shoddy product : sản phẩm lỗi
Refurbished product : sản phẩm được tân trang lại
Exclusive product : sản phẩm độc quyền.
Ident: đơn ủy thác mua hàng
Acknowledge: xác nhận
Acknowledgement: sự xác nhận
Confirm: tái xác nhận
Email: thư điện tử
Brand : thương hiệu
Reputed brand : thương hiệu có danh tiếng
Reputation: danh tiếng
Appreciate: cảm kích, đánh giá cao, biết ơn
Warranty : Bảo hành
Warranty coverage : phạm vi bảo hành
Place an order: đặt hàng
Supply: cung cấp
Requirment: sự yêu cầu
Invalidate : hết hiệu lực
Expire : hết hạn
Execute: thu hành, thực thi, thực hiện
Accept: chấn nhận
Branch : chi nhánh
Retail price : giá bán lẻ
Purchase : mua, sắm
Garment : mẫu mã quần áo
Merchandise :hàng hóa
Attach: gửi kèm
Official: chính thức
Contact: hợp đồng
L/C (Letter Credit): thư tín dụng
FOB (Free on board): điều kiện giao hàng theo Incoterm (giao hàng lên tàu)
CIF (Cost, Insurance and Freight): điều kiện giao hàng theo Incoterm (giá hàng hóa bao gồm giá bán, bảo hiểm và chi phí vận chuyển)
FAS (Free Alongside Ship): điều kiện giao hàng theo Incoterm (giá hàng hóa đã bao gồm chi phí giao hàng tới cảng giao hàng)
CIP (Carriage and Insurance Paid to): điều kiện giao hàng theo Incoterm (người bán chịu trách nhiệm với hàng hóa cho đến địa điểm quy định.)
Order sheet/ order form: mẫu đơn đặt hàng
Out of stock: hết hàng, cháy hàng trong kho
Shortage: thiếu hàng
Bargain : món hời (n)/ trả giá (v)
Door-to-door : giao hàng đến kho chỉ định
Discount : giảm giá
Coupon/ voucher : phiếu mua hàng/phiếu giảm giá
Bulk order : phiếu đặt hàng số lượng lớn
Discount: chiết khấu
Market: thị trường
Trial order: đơn hàng thử
Place a trial order: đặt hàng thử

Bạn đã thử áp dụng các từ vựng trong “50 thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu về đặt hàng” chưa? Đây đều là những từ vựng tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu phổ biến và thường xuyên áp dụng trong hoạt động mua bán với đối tác nước ngoài. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu tiếng anh xuất nhập khẩu hiệu quả dành cho bạn, những nhân viên xuất nhập khẩu.

Nếu bạn có nhu cầu học tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp, hãy đăng ký thông tin vào bảng dưới nhé.

>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Giáo dục tiểu học khác biệt gì trong chương trình phổ thông mới?

“Trong chương trình giáo dục phổ thông mới sắp sửa triển khai tới đây, cấp tiểu học - một trong những cấp học quan trọng, cũng có nhiều điểm khác biệt cơ bản so với chương trình hiện hành”, TS. Thái Văn Tài - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) chia sẻ với PV Dân trí.

Thêm hai môn học mới

Chia sẻ với PV Dân trí, TS Thái Văn Tài cho biết, trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, cấp tiểu học có những điểm khác biệt so với chương trình hiện hành.

Cụ thể, theo thiết kế của Chương trình GDPT mới ở cấp tiểu học sẽ gồm 10 môn học và một hoạt động gồm: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (Lớp 3, 4, 5); Tự nhiên và xã hội (Lớp 1, 2, 3); Lịch sử và Địa lí (Lớp 4, 5); Khoa học (Lớp 4, 5); Tin học và Công nghệ (Lớp 3, 4, 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc và Mĩ thuật) và Hoạt động trải nghiệm (trong đó có tích hợp nội dung giáo dục của địa phương).



Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, cấp tiểu học có những điểm khác biệt so với chương trình hiện hành. (Ảnh: Mỹ Hà)



Nội dung môn học Giáo dục thể chất và Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Các môn học tự chọn (dạy ở những nơi có đủ điều kiện dạy học và phụ huynh học sinh có nguyện vọng): Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (dạy ở lớp 1, lớp 2).

So sánh kế hoạch giáo dục giữa chương trình GD tiểu học hiện hành và chương trình GD mới, có thể thấy Chương trình GDPT mới ít môn học hơn do thực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới. Tuy nhiên, trong chương trình có thêm 2 môn học mới là Ngoại ngữ 1, Tin học và Công nghệ.

Đối với một số địa phương, việc bổ sung giáo viên Tin học và Tiếng Anh là thách thức không nhỏ, nhất là trong tình hình tinh giản biên chế hiện nay.

Thứ hai, CTGDPT mới là chương trình học 2 buổi/ngày, do đó số tiết học trong một năm học đều tăng lên. Mục tiêu của hoạt động dạy học 2 buổi/ngày là tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt là tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm, giảm áp lực học tập và góp phần giảm tải trong việc tổ chức thực hiện chương trình; đáp ứng yêu cầu quản lí và giáo dục HS của gia đình và xã hội; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp tiểu học.

Cấu trúc chương trình giáo dục phổ thông mới

Như vậy, định hướng chung của đổi mới chương trình lần này là hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Theo đó, HS cần tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập; được tìm tòi, khám phá; được làm việc độc lập, hợp tác, trao đổi theo nhóm hay lớp, trong đó các em được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế. Tăng cường “tương tác” (giữa : HS - giáo viên; HS - HS; HS - Thiết bị dạy học; HS - môi trường nơi các em sinh sống...).

Đảm bảo cơ sở vật chất theo lộ trình

Có thể thấy trong Chương trình GDPT mới cấp tiểu học, có thêm hai môn học, chương trình được thiết kế dạy học 2 buổi/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các địa phương.

Theo TS Tài, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong đó giao cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một số nhiệm vụ.

Để đảm bảo đủ điều kiện CSVC, Bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục Mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2018 với mục tiêu: Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chương trình GDPT theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.



Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học, có thêm hai môn học, chương trình được thiết kế dạy học 2 buổi/ngày. (Ảnh: Mỹ Hà)



Cụ thể: Giai đoạn 2017-2020 đối với Tiểu học: Kiên cố hóa trường, lớp học: Đầu tư xây dựng 5.900 phòng học tiểu học thay thế các phòng học tạm thời (bao gồm: phòng học tranh tre, nứa lá, đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học nhờ, mượn, thuê tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Thứ hai, xây dựng bổ sung: 6.000 phòng học; 7.770 phòng chức năng (giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật, tin học, ngoại ngữ, thiết bị giáo dục, hỗ trợ giáo dục khuyết tật học hòa nhập); 3.420 phòng thư viện.

Thứ ba, mua sắm bổ sung: 39.070 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 1 và lớp 2; 258.620 bộ bàn ghế hai chỗ ngồi; 13.910 bộ máy tính; 1.980 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ.

Trên cơ sở đó, cùng với các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các địa phương cần chủ động lên kế hoạch chi tiết, cụ thể để thực hiện được quy định của chương trình mới theo lộ trình như quy định tại Nghị quyết 51 của Quốc hội: năm học 2020 - 2021ở lớp 1; năm học 2020 - 2021 ở lớp 2; năm học 2020 - 2021ở lớp 3; năm học 2020 - 2021ở lớp 4; năm học 2020 - 2021ở lớp 5 bảo đảm cho con em địa phương không thiệt thòi so với học sinh những nơi khác.

>> Theo Mỹ Hà (Báo Dân trí)

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Căng thẳng ôn thi vào lớp 10

Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm 2019 tại Hà Nội có nhiều thay đổi, được đánh giá là căng thẳng hơn khi học sinh thi tới 4 môn thay vì chỉ 2 môn Văn và Toán như các năm trước. Hiện tại nhiều học sinh đang tăng tốc với môn Ngoại ngữ và chờ đợi môn thi thứ 4 được công bố. 

Căng thẳng ôn thi vào lớp 10
Học sinh cần bám sát đề thi minh họa Sở GDĐT Hà Nội đã công bố để ôn tập.

Khi nào thì luyện đề?


Sau kỳ nghỉ Tết, học sinh bắt đầu bước vào giai đoạn nước rút, chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 diễn ra vào tháng 6. Năm nay, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, thí sinh sẽ phải dự thi đủ 4 bài thi độc lập gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ 4. Với môn thi thứ 4 sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên thuộc một trong các môn: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

Theo kế hoạch, môn thi thứ 4 sẽ được công bố vào tháng 3. Em Minh Anh (học sinh lớp 9A2, Trường THCS Cao Bá Quát, Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, ngay từ đầu năm học, em và các bạn đã được cô giáo nhắc nhở không được lơ là với môn học nào vì ngoài 3 môn đã biết, môn thi thứ 4 vẫn đang “bỏ ngỏ”. Em cũng hiểu nếu không học nghiêm túc ngay từ đầu mà đến khi công bố mới học thì có thể sẽ không theo kịp các bạn. Nhưng việc ôn luyện đủ 9 môn khiến Minh An luôn trong tình trạng “căng mình”, hầu như không có thời gian nghỉ ngơi. Mặc dù không đi học thêm như nhiều bạn khác, Minh An cho biết thêm, riêng việc làm hết bài tập các thầy cô giao về nhà của 9 môn đã đủ “phờ phạc”. Như dịp Tết vừa qua, Minh An cũng dành phần lớn thời gian để nhờ chị họ là sinh viên ĐH Ngoại ngữ bổ túc thêm cho môn tiếng Anh với hi vọng sẽ cải thiện phần bài thi tự luận vốn không phải là sở trường của em. 

Cô giáo Đỗ Thị Dung (Trường THCS Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, thời điểm này, chương trình học đã dạy được khoảng 2/3, trang bị những kiến thức cơ bản và bước sang giai đoạn ôn luyện kết hợp với hoàn thiện việc trang bị kiến thức còn thiếu. Trước mắt nhà trường vẫn hướng dẫn các em tập trung học tốt 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, đồng thời học đều, học chắc chắn các môn còn lại. Khi nào biết môn thi thứ 4, nhà trường sẽ tăng cường thêm việc giảng dạy, củng cố lại kiến thức để học sinh có nhiều cơ hội hơn trong cuộc đua vào lớp 10 sắp tới. 

Về thời gian luyện đề, thầy giáo Nguyễn Phi Hùng- giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục Học mãi cho rằng, thời điểm đầu học kỳ II này các em cần dành thời gian luyện đề để rà soát lại khối lượng kiến thức cũng như trang bị những kỹ năng làm bài thi. Hiện chỉ còn khoảng 3 tháng là đến kỳ thi nên nếu không gấp rút luyện đề ngay từ bây giờ các em sẽ dễ rơi vào tình trạng bị động, nước đến chân mới nhảy. 

Một lưu ý nữa là cần căn cứ vào đề thi tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 – 2020 Sở GDĐT Hà Nội đã công bố hồi đầu năm học. Theo đó, đề thi chủ yếu nằm trong phạm vi kiến thức của lớp 9 và khoảng 20% của lớp 8, các câu hỏi nâng cao chiếm rất ít. Thầy và trò cần bám sát đề thi minh họa để lên kế hoạch ôn tập hợp lý, hiệu quả thay vì mải miết theo đuổi những bài toán quá khó… 

Căng thẳng nội đô


Theo Sở GDĐT Hà Nội, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2019-2020 chiếm khoảng 62% trong tổng số 101.500 học sinh dự kiến sẽ tham gia xét tốt nghiệp THCS. Như vậy, có khoảng 63.000 học sinh tốt nghiệp THCS sẽ được tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập. Số học sinh còn lại được phân bổ vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính, trường THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Do Hà Nội phân chia thành các  khu vực tuyển sinh, học sinh ở khu vực nào được đăng ký nguyện vọng (NV) 1, NV2 vào khu vực tuyển sinh đó. Lựa chọn NV nào là quyền của thí sinh nhưng để đảm bảo khả năng đỗ thì cần tham khảo điểm tuyển sinh của các năm trước cũng như cân nhắc để thuận tiện việc đi lại. Mặc dù theo tỷ lệ là có 60% học sinh được học trường công, tuy nhiên tỷ lệ này tính chung toàn Hà Nội. Trong khi đó, các trường ngoại thành có điểm tuyển sinh vào lớp 10 thấp, tỷ lệ vào trường có khi là 100%. Các trường trong nội thành thường có số lượng học sinh đăng ký vào lớp 10 đông hơn nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh nên học sinh không còn cách nào khác là tăng cường học thêm để nhằm tìm kiếm một suất vào trường công lập. 

Một lưu ý là bắt đầu từ năm nay, trong kỳ thi vào lớp 10, thí sinh sẽ không được cộng điểm khuyến khích bao gồm điểm thi nghề phổ thông ở cấp THCS và cuộc thi học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa. Thêm vào đó là việc không xét học bạ nên tất cả phải dựa vào điểm học lực thật. Các trường căn cứ vào diện ưu tiên (đúng quy định) của học sinh để xác định điểm cộng thêm cao nhất là 1,5 điểm và thấp nhất là 0,5 điểm. Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên chỉ được hưởng theo tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất. 

>> Nguồn: Lâm An (Báo Đại đoàn kết)

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Trong Tiếng Anh, khi người khác xin lỗi bạn cần đáp lại như thế nào cho đúng?

Xin lỗi là một nghệ thuật, người đi xin lỗi là một nghệ sĩ, và người nhận lời xin lỗi cũng phải hành xử thật tế nhị nhé.

Lỗi lầm thì chẳng ai muốn mắc phải, nhưng cuộc sống mà! Ai mà chẳng sai ít nhất một lần. Trong Tiếng Anh, chúng ta thường nói It's ok khi xin lỗi để nhanh chóng giải quyết mọi chuyện, để đối phương khỏi bận tâm, nhưng thực tế là tuỳ vào hoàn cảnh, bạn cần sử dụng những mẫu câu khác nhau.

Cách đáp lại lời Xin lỗi trong tiếng Anh


Cách đáp lại lời Xin lỗi

It doesn’t matter: Chuyện đó không có gì quan trọng đâu

Don’t apologize: Không cần phải xin lỗi đâu

That’s all right: Ổn thôi

It’s okay: Không sao

Don’t mention it: Không sao đâu

Never mind: Đừng bận tâm

No worries: Đừng lo gì nhé

I quite understand: Tôi thông cảm mà/ Tôi hiểu mà

Don’t worry about it: Đừng lo lắng về chuyện đó

You couldn’t help it: Bạn cũng chẳng thể làm khác mà

Forget about it: Quên chuyện ấy đi

No harm done: Chẳng phiền gì đâu

It’s fine: Ổn thôi

Please don’t let it happen again: Làm ơn đừng lặp lại chuyện này

No problem!: Không vấn đề gì

Apology accepted: Tôi tha lỗi cho bạn/ Lời xin lỗi được chấp nhận

It’s not your fault – Đó không phải là lỗi của bạn

Please don’t blame yourself – Xin đừng tự trách bản thân mình

That’s/ It’s really not necessary – Bạn không cần thiết phải xin lỗi

It’s really of no importance – Điều đó thật sự không quan trọng

It’s nothing too serious – Không cần quá nghiêm trọng về chuyện này

>> Nguồn: Kênh 14

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

5 lời khuyên để giao tiếp hiệu quả hơn từ các nhà tâm lý học

Làm sao để có thể tương tác thực sự tốt với người đối diện? Các chuyên gia về tâm lý đã nghiên cứu vấn đề đã đưa ra vài mẹo nhỏ cho bạn như sau.

Từ khả năng phản ứng nhanh nhạy trong một cuộc phỏng vấn tuyển dụng đến thỏa hiệp được với một đứa trẻ, tất cả đều như một cuộc chơi đòi hỏi bạn có các kỹ năng cốt lõi để giao tiếp một cách có hiệu quả chứ không đơn giản là nói những gì mình nghĩ. Vậy làm sao để bạn luôn là người chủ động trong mọi tình huống?

5 lời khuyên để giao tiếp hiệu quả hơn từ các nhà tâm lý học


Làm sao để có thể tương tác thực sự tốt với người đối diện? Các chuyên gia về tâm lý đã nghiên cứu vấn đề đã đưa ra vài mẹo nhỏ cho bạn:

Làm thế nào để kết bạn với đối phương trong cuộc trò chuyện?


Đừng bắt đầu một cuộc trò chuyện với vấn đề mà bạn quan tâm. Hãy luôn là người quan tâm đến các chủ đề của người khác và tham gia vào cuộc trò chuyện với quy luật sau trong tâm trí: “Mọi người mà bạn từng gặp đều biết điều gì đó mà bạn không biết”.

Khơi gợi đúng chủ đề mà họ quan tâm để họ nói về nó là một trong những cách giao tiếp hiệu quả nhất, không chỉ giúp đối phương cảm thấy hứng thú với cuộc trò chuyện mà còn khiến bạn dễ dàng hơn trong việc nắm bắt đối phương. Tâm lý học con người cho rằng: Người ta sẽ quên những gì họ đã nói với bạn, nhưng không bao giờ quên những gì họ đã cảm nhận về bạn. Cảm nhận mới là thứ còn lại sau cùng chứ không phải là ngôn ngữ hay nội dung thông tin bạn đã truyền đạt.

Làm thế nào để có thể gây ảnh hưởng đến người khác trong giao tiếp?


Hãy yêu cầu họ tư vấn cho bạn. Mọi người luôn yêu thích việc đưa ra lời khuyên cho người khác. Cuộc trò chuyện bắt đầu một yêu cầu đưa ra lời khuyên, hỏi ý kiến về một vấn đề dù nhỏ nhất sẽ tạo được sự gần gũi không ngờ, và việc từ chối những vấn đề sau đó sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Mặc dù bạn đang muốn gây ảnh hưởng cho đối phương nhưng không vì thế mà tìm cách áp đặt bằng những mệnh lệnh cứng nhắc (và thường sẽ thất bại), thay vào đó đề nghị được tư vấn khiến câu chuyện trở nên dễ dàng và đối phương sẽ phần nào “mất cảnh giác” trong việc thực ra chính họ đang bị gây ảnh hưởng.

Làm thế nào để giao tiếp hiệu quả với người nước ngoài?


Hay nói chung là giao tiếp hiệu quả với một người mà lối suy nghĩ và văn hóa khác xa bạn? Nguyên tắc tối thượng của giao tiếp đa văn hóa là: Hãy là chính mình. Nhận thức rõ ràng về nền văn hóa của mình và đừng mất quá nhiều thời gian để nghĩ về văn hóa của người khác. Thay vào đó, chỉ cần lùi lại một chút và nghĩ một cách đơn giản về cách mà bạn giao tiếp với họ.

Làm thế nào để đạt được một thỏa thuận?


Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một tình huống cực kỳ phức tạp như là thỏa thuận tiền chuộc với một kẻ tống tiền để trao trả con tin, hay con bạn đang đòi hỏi tiền tiêu vặt của nó phải được tăng gấp nhiều lần hiện tại. Bạn hãy áp dụng các nguyên tắc sau:

1) Nghĩ đến vấn đề đang diễn ra chứ không phải người đang thỏa thuận với bạn. Đừng lo lắng đối phương là ai, quan hệ với bạn thế nào và bạn/họ có thích họ/bạn hay không, chỉ tập trung vào chủ đề đang cùng quan tâm.

2) Nghĩ đến lợi ích mỗi bên sẽ đạt được, không nghĩ đến vị trí. Đừng nghĩ mình đang ở thế mạnh (hay yếu) hơn trong cuộc đàm phán. Hãy tự hỏi bản thân: Đối phương cần gì ở mình? Chúng ta có những lợi ích chung nào?

3) Đích đến của cuộc thỏa thuận là lợi ích cho cả 2 bên, mọi thứ tốt đủ cho 2 bên chứ không thể hoàn hảo. Và đừng chỉ nhắm tới số tiền tối đa bạn có thể thu về.

Làm thế nào để đối đáp thật nhanh trong một cuộc phỏng vấn tuyển dụng?


Các nhà tâm lý học đưa ra cho bạn một mẹo cực kỳ đơn giản và dễ áp dụng: Hãy đợi 5 giây trước khi đưa ra câu trả lời của nhà tuyển dụng.

Câu trả lời của bạn có thể không thực sự thông minh, hay đúng, hay làm họ hài lòng, nhưng việc chờ đợi 5 giây rồi mới trả lời khiến nó trở nên có sức nặng hơn gấp bội. Ngoài ra hãy nhớ rằng mặc dù phản ứng nhanh có thể sẽ phần nào gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhưng nó lại hiếm khi là yêu cầu của các vị trí công việc – nói cách khác chưa chắc nhanh đã là tốt để bạn luôn nghĩ mình phải ứng đáp nhanh nhất có thể với nhà tuyển dụng. Hãy luôn ghi nhớ nguyên tắc “5 giây” chờ đợi để gây ấn tượng mạnh nhất với họ.

(Theo Nhịp sống kinh tế)

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

17 CÂU HỎI PHỎNG VẤN TIẾNG ANH NGÀNH MARKETING PHỔ BIẾN NHẤT

Để sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến cần phải có những chiến lược marketing hiệu quả, và đó là lý do vị trí marketing đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, thu hút nhiều người thử sức tại vị trí này. Nếu bạn đang có ý định thử sức với công việc thú vị này thì đừng bỏ qua một số gợi ý về câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh ngành marketing dưới đây.

17 CÂU HỎI PHỎNG VẤN TIẾNG ANH NGÀNH MARKETING PHỔ BIẾN NHẤT

Một số câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh chung

Could you tell me a little bit about yourself? ( Bạn có thể nói cho tôi biết chút ít về bản thân, được không?)
What are your short – term goals? ( Các mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?)
What are your long – term goals? ( Các mục tiêu dài hạn của bạn là gì?)
What are your strengths? ( Những điểm mạnh của bạn là gì?)
What are your weaknesses? ( Những điểm yếu của bạn là gì?)
What do you think makes you a good fit for our company? ( Theo bạn, điều gì làm bạn nghĩ mình phù hợp với công ty chúng tôi?)
Do you manage your time well? ( Bạn có phải là người biết quản lý thời gian tốt không?)
Are you willing to work overtime? ( Bạn có sẵn lòng làm thêm không?)


Một số câu hỏi phỏng vấn chuyên môn marketing bằng tiếng Anh

How many years have you worked as marketing staff? ( ạn có bao nhiêu năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí nhân viên marketing?)
What duties does the marketing staff do? ( Những nhiệm vụ của nhân viên marketing là gì?)
What factors should the marketing staff have? ( Những yêu tố nào mà nhân viên marketing nên có?)
Do you know about our company’s products? ( Bạn có biết về sản phẩm của công ty chúng tôi không?)
Do you know our clients who are? ( Bạn có biết khách hàng của chúng tôi là ai không?)
How to determine market share? ( Làm thế nào để xác định thị phần?)
Tell us about sequence to set up a promotion program? ( Hãy nói cho chúng tôi về trình tự để xây dựng một chương trình xúc tiến thương mại)
Tell us about some events which you set up( Hãy nói cho chúng tôi vài sự kiện mà bạn đã xây dựng)
How to marketing effectively? ( Làm thế nào để marketing hiệu quả?)
  Công việc marketing thực sự rất phù hợp với những ai năng động, giàu ý tưởng và sáng tạo để đưa sản phẩm kinh doanh đến gần với người tiêu dùng. Và nếu bạn tin mình là một trong số đó và muốn thử sức với công việc hấp dẫn này thì Aroma tin rằng một số câu hỏi phỏng vấn tiếng anh lĩnh vực marketing trên sẽ hữu ích với bạn đấy!
>> Nguồn: Tổng hợp

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Tuyển sinh đại học 2019: Cân nhắc nguyện vọng

Dù đăng ký bao nhiêu nguyện vọng (NV) thì cuối cùng các em cũng chỉ có thể nhập học một trường duy nhất nếu đỗ. Vì vậy, các chuyên gia lưu ý các thí sinh cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký NV. Về lo lắng của các trường khó khăn trong việc lọc thí sinh “ảo”, bà Nguyễn Thị Kim Phụng- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) cho rằng, phải có cách để kiểm soát thí sinh ảo bằng những con số thống kê qua các năm.

tuyen sinh dai hoc 2019 can nhac nguyen vong
Dù đăng ký bao nhiêu nguyện vọng (NV) thì cũng nhập học một trường duy nhất nếu đỗ


Dù đăng ký bao nhiêu nguyện vọng (NV) thì cuối cùng các em cũng chỉ có thể nhập học một trường duy nhất nếu đỗ. Vì vậy, các chuyên gia lưu ý các thí sinh cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký NV. Về lo lắng của các trường khó khăn trong việc lọc thí sinh “ảo”, bà Nguyễn Thị Kim Phụng- Vụ trưởng Trúng tuyển nhiều trường, nhập học một trường

Từ năm 2017, quy chế tuyển sinh đã cho phép thí sinh được thoải mái đăng ký NV xét tuyển nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa về sự lựa chọn cơ hội cho thí sinh. Thống kê của Bộ GDĐT năm 2018 cho thấy, có 16% thí sinh đăng ký xét tuyển 1 NV, 16% đăng ký 2 NV, 17% đăng ký 3 NV, 13% đăng ký 4 NV, 7% có 5 NV. Từ NV thứ 6 trở lên có 27% thí sinh đăng ký. Trong đó, có thí sinh đăng ký nhiều NV nhất là 50.

Ở kỳ tuyển sinh đại học (ĐH) 2018, đại diện một số trường ĐH đã đưa ra đề xuất nên khống chế số lượng NV đăng ký xét tuyển ĐH. Theo đó, chỉ khoảng 5 NV là nhiều rồi. Không cần đến 10 NV khiến các trường khó khăn trong lọc ảo. Về phía thí sinh, khi đã không đam mê, không theo đuổi thì việc cho phép các em đăng ký tới 10 NV chẳng để làm gì.

Gần đây nhất, tại hội nghị Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ĐH và trường sư phạm năm 2018 vừa diễn ra ở Hà Nội, một số lãnh đạo các trường ĐH nêu đề xuất, Bộ GDĐT có thể cân nhắc cho thí sinh không đăng ký nhiều NV. Vì trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2018, thí sinh ảo rất nhiều. Có nhiều em có điểm trúng tuyển đăng ký vào các trường nhưng sau đó lại không nhập học. Điều này gây khó khăn cho các trường ĐH trong việc tuyển sinh.

Trước những ý kiến đề nghị xem xét lại việc cho thí sinh đăng ký thoải mái số lượng NV, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho rằng, việc gây ra thí sinh “ảo” phụ thuộc vào nhiều vấn đề nhưng nhìn chung tuyển sinh ĐH là phải sống chung với ảo và phải có cách để kiểm soát nó bằng những con số thống kê qua các năm.

Để khắc phục thí sinh “ảo”, bà Phụng cho rằng, sắp tới, Bộ GDĐT và các trường ĐH, CĐ phải tính đến có đủ cơ sở dữ liệu, đủ kinh nghiệm kiểm soát. Việc làm này cũng là để thí sinh có thể trúng tuyển nhiều trường và được chọn nhập học một trường như các nước phát triển khác.

Chọn ngành đừng mơ hồ

Công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT thời gian qua đã được ngành giáo dục quan tâm. Nhiều buổi tư vấn hướng nghiệp cho các thí sinh đã được tổ chức nhằm giúp các em có hiểu biết hơn về các ngành nghề có thể theo đuổi trong tương lai. Mặc dù đã có cuốn Những điều cần biết về thông tin tuyển sinh từ các năm nhưng nhìn chung, nếu chỉ dựa vào thông tin ngành nghề ở đây để đăng ký xét tuyển ĐH thì khá mơ hồ. Các em cũng có thể thông qua internet, các kênh thông tin từ gia đình, người thân, bạn bè để tìm hiểu thông tin về ngành nghề của một số trường nhưng nếu được tham gia các buổi tư vấn tuyển sinh thì sẽ giải đáp được đầy đủ, chính xác nhiều thắc mắc hơn. 

Chẳng hạn, tại buổi tư vấn tuyển sinh do Bộ GDĐT tổ chức mới đây tại Hà Nội, một học sinh đến từ Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) đặt câu hỏi có nên chọn “nghề danh giá” nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. 

Trả lời câu hỏi này, TS Trần Văn Tính - Trường ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội cho rằng, các phụ huynh và học sinh cần xóa bỏ định kiến về nghề danh giá để lựa chọn ngành nghề phù hợp. Theo TS Tính, nghề danh giá là nghề đem lại giá trị cho xã hội, phát triển và đáp ứng nhu cầu của cá nhân, giữ được nhân cách con người tốt đẹp. Như vậy, không nên so sánh nghề này với nghề kia bởi nghề nào đáp ứng được những tiêu chí đó cũng đều danh giá.

Bên cạnh đó, nghề có thu nhập cao nhất là nghề “chuyên nghiệp nhất” và bất cứ nghề nào cũng có thể chuyên nghiệp được. Ví dụ: Nghề cắt tóc, gội đầu nếu chuyên nghiệp thì đều có thu nhập có tốt.

Cũng có chung quan điểm không nên đặt mục tiêu đậu ĐH bằng mọi giá mà chọn ngành không phù hợp, TS Trần Thế Hoàng- Chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH Kinh tế TP HCM cho rằng, nguyên tắc hàng đầu khi lựa chọn ngành là phù hợp với sở thích, năng lực bản thân, nhu cầu xã hội và hoàn cảnh gia đình. Như vậy sẽ tránh được việc mất thời gian, công sức, tiền bạc bỏ dở việc học giữa chừng. 

Hiện nay, còn nhiều thời gian để suy nghĩ, lựa chọn ngành học trước khi điền phiếu NV. Thầy Hoàng cũng lưu ý thí sinh có quyền điều chỉnh NV một lần duy nhất sau khi có kết quả kỳ thi THPT quốc gia theo hình thức online hoặc điều chỉnh bằng phiếu tại các trường THPT nơi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. Thí sinh cần tận dụng tốt quy định này nhằm tăng khả năng trúng tuyển ngành nghề yêu thích. 

Thu HươngVụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) cho rằng, phải có cách để kiểm soát thí sinh ảo bằng những con số thống kê qua các năm.
>> Nguồn: Báo Đại đoàn kết

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

Đại diện Bộ GDĐT tiết lộ độ khó trong đề thi thật THPT quốc gia 2019

Theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT), mức độ khó-dễ trong đề thi thật THPT quốc gia 2019 về căn bản sẽ như tinh thần đề tham khảo mà Bộ đã công bố. Học sinh yên tâm bám theo đề thi tham khảo để ôn tập.

Những ngày qua, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019, nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn. Theo đánh giá của các giáo viên, đề minh họa năm nay nhẹ nhàng, độ khó giảm rõ rệt so với đề thi chính thức tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.

Liệu đề thi thật THPT quốc gia 2019 có mức độ phân hóa tương đương đề thi tham khảo đã công bố, hay sẽ tăng độ khó khiến học sinh “trở tay không kịp”? Đây là lo lắng của không ít học sinh và cả giáo viên.

Tại chương trình tư vấn mùa thi năm 2019 do Bộ GDĐT phối hợp với Báo Thanh Niên tổ chức trực tuyến vào cuối tuần qua, rất nhiều học sinh đã đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề trên với đại diện Bộ GDĐT.

Một học sinh băn khoăn: “Đề thi tham khảo Bộ GDĐT đã công bố được nhận định tương đối dễ, vậy đề thi chính thức trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới có khó hơn không?”.

Giải đáp băn khoăn này, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GDĐT – cho biết, đề thi tham khảo mà Bộ đã công bố có giá trị tham khảo rất tốt cho định hướng dạy học và ôn tập của học sinh. Vì vậy, học sinh cứ bám theo đề tham khảo để ôn tập. Mức độ khó dễ của đề thi thật THPT quốc gia 2019 về căn bản sẽ như tinh thần đề tham khảo đã công bố.

Ông Mai Văn Trinh khẳng định học sinh có thể yên tâm căn cứ vào đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019 mà Bộ GDĐT đã công bố để ôn tập. Ảnh: T.L


Cũng theo ông Mai Văn Trinh, từ năm 2014 trở về trước, học sinh phải thi rất nhiều kỳ thi gây áp lực, tốn kém, nhưng từ năm 2015 đến nay chỉ còn 1 kỳ thi THPT quốc gia và thí sinh chỉ cần dự thi ngay tại địa phương mình.

Năm 2018, tại một số địa phương xảy ra việc gian lận thi cử, ông Trinh cho rằng những sai phạm này là cá biệt và xấu xí, không cho phép lặp lại trong năm 2019 và những năm tiếp theo.

Để làm được điều này, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thông tin về một số điểm mới, điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia 2019: Bộ GDĐT dự kiến điều chỉnh cách tính điểm xét tốt nghiệp theo hướng tăng tỉ lệ điểm bài thi THPT quốc gia và giảm tỉ lệ điểm lớp 12.

Riêng về đề thi, nội dung nằm trong chương trình phổ thông, chủ yếu lớp 12. Đề thi sẽ đảm bảo số lượng câu hỏi đủ lớn phục vụ xét tốt nghiệp, sau đó là một số câu hỏi có tính chất phân hóa dần phục vụ cho tuyển sinh.

Về coi thi, năm 2019 Bộ GDĐT sẽ tăng cường công tác kỹ thuật và quản lý, có biện pháp mạnh hơn trong xử lý gian lận thi cử. Tăng cường camera giám sát trong phòng lưu trữ đề thi, bài thi, phòng chấm thi để giám sát, ngăn chặn gian lận.

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực cho lĩnh vực y tế, từ mùa tuyển sinh năm 2019, Bộ GDĐT sẽ quy định điểm sàn riêng đối với khối ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.
>> Nguồn: Kênh14

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Học tập cách học tiếng Anh của người Nhật Bản, Hàn Quốc

Người dân Nhật Bản và Hàn Quốc từng có khả năng ngoại ngữ rất kém. Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong kỷ nguyên hội nhập, hai cường quốc châu Á đã có những sự đầu tư hợp lý hơn vào phương pháp học ngoại ngữ này.

Nhật Bản


hoc tap cach hoc tieng anh cua nguoi nhat ban han quoc


Điểm trung bình TOEFL iBT của Nhật Bản thông qua các bài kiểm tra trên máy tính năm 2010 chỉ xếp thứ 27 trong số 30 quốc gia châu Á, xếp sau cả Mông Cổ và Turkmenistan. Năm 2011, các nhà giáo dục tại Nhật cũng thực hiện một cuộc khảo sát về việc “sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ” và kết quả cho thấy: Trong 21 quốc gia tại châu Á, trình độ tiếng Anh của người Nhật được xếp hạng 18, chỉ hơn 3 nước Afghanistan, Lào và Campuchia.


Nhật Bản đã có một sự đầu tư lớn vào hệ thống giáo dục ngoại ngữ. Mỗi cuốn sách giáo khoa dạy Anh văn đều được nghiên cứu biên soạn sao cho phù hợp nhất với học sinh, sinh viên tại quốc gia này.

Các sách giáo khoa tập trung vào ngôn ngữ thực tế sử dụng trong những cuộc trò chuyện hàng ngày. Trong đó, mỗi chủ đề của tiết học đều có sự lồng ghép văn hóa Nhật Bản và nước ngoài. Mức độ khó của các bài học cũng được nâng cao dần theo từng cấp học.

Không chỉ tập trung phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, văn phong học thuật cũng được chú trọng nhưng hoàn toàn không gâp áp lực cho người học. Cơ sở vật chất phòng học tiếng Anh rất thân thiện, trang bị đầy đủ bảng gấp, bản đồ, thẻ nhớ… Các hoạt động ngoại khóa sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính giúp học sinh Nhật Bản “tắm” ngoại ngữ thường xuyên.

Hiện nay, nước Nhật nằm trong Top 5 nước châu Á có khả năng nói tiếng Anh tốt nhất (theo EF Education First).

Hàn Quốc

hoc tap cach hoc tieng anh cua nguoi nhat ban han quoc


Trước đây, người Hàn rất khiêm tốn khi nói tiếng Anh và luôn giữ ý nghĩ trong đầu rằng đây là ngôn ngữ của một nhóm người khác. Suy nghĩ này được dập tắt khi bà Park Geun-hye lên cầm quyền.

Bước đầu tiên trong công cuộc cải cách của mình, bà Park có một bài phát biểu hoàn toàn bằng tiếng Anh trong một sự kiện quốc tế. Đây là điều chưa từng có bởi các đời tổng thống trước, tiếng Hàn Quốc luôn được ưu tiên lựa chọn. Với việc vị nữ tổng thống có thể đứng trước hàng triệu con người nói tiếng Anh tự tin và lưu loát, người dân Hàn Quốc đã lấy đó làm tấm gương và học theo một cách rất hiệu quả.

Hàn Quốc đã chi gần 15 tỷ USD vào các chương trình dạy tiếng Anh tư nhân, với hơn 17.000 trung tâm tiếng Anh (hay còn gọi là hagwons) trên toàn quốc. Đội ngũ giáo viên gồm khoảng 30.000 giáo viên bản ngữ và hàng chục nghìn giáo viên tiếng Anh không chính thức khác. Người dân Hàn Quốc có cơ hội luyện tập giao tiếp tiếng Anh hàng ngày với các thầy giáo Âu - Mỹ - Úc, chứ không chỉ chú trọng vào việc học ngữ pháp.
Học tập cách học tiếng Anh của người Nhật Bản, Hàn Quốc

Năm 2014, theo một cuộc điều tra, 50% người dân Hàn Quốc dưới 40 tuổi cho biết họ có thể nắm được tiếng Anh cơ bản, 10% nghĩ rằng họ có thể sử dụng tiếng Anh trôi chảy. Suốt một thập kỷ qua, điểm TOEFL trung bình của người dân Hàn Quốc là trên dưới 70 điểm, năm 2014 đã tăng lên 85. Hiện nay, Hàn Quốc xếp thứ 3 (chỉ sau Malaysia và Singapore) trong số các nước có năng lực sử dụng tiếng Anh tốt nhất châu Á.

Nhật Bản và Hàn Quốc có nền văn hóa khá gần với Việt Nam. Đều là những quốc gia châu Á với ngôn ngữ riêng, nhưng họ đã tích cực học tiếng Anh đúng phương pháp để có thể giao tiếp trôi chảy bởi nhận thức rõ được tầm quan trọng của ngoại ngữ trong thời đại toàn cầu hóa. Mỗi người Việt cũng cần có trách nhiệm hơn với khả năng tiếng Anh của mình bằng cách nghiên cứu để tìm ra phương pháp học phù hợp trong xã hội bận rộn ngày nay.
>>Nguồn: Dân trí