This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Kỹ năng giao tiếp: Khéo léo với nguyên tắc 30%


Hãy tham khảo ngay những bí kíp dưới đây để giúp mình hình thảnh những kỹ năng giao tiếp tốt hơn với nguyên tắc 30% dưới đây nhé.

Kỹ năng giao tiếp với nguyên tắc 30%


Nguyên tắc 30% là gì?

Theo như nguyên tắc này, với mỗi câu trả lời của mình, bạn cần chắc chắn rằng trong đó có 30% là thông tin mới. Vì sao ư? Chẳng có cuộc hội thoại nào có thể kéo dài được nếu như bạn cứ lặp đi lặp lại những thông tin đã cũ. Việc làm đó chỉ khiến cho đối phương cảm thấy tẻ nhạt, buồn chán. Và chắc chắn sẽ không có thêm một cảm xúc tích cực nào cho cả hai.
Khi bạn không đưa ra thêm bất kì một thông tin gì mới, cuộc hội thoại của bạn sẽ tương đối giống với hình ảnh của một kim tự tháp. Bạn càng giao tiếp nhiều bao nhiêu, thì lượng thông tin đưa ra để trao đổi với đối phương càng ít bấy nhiêu.
Tuy nhiên, nếu như cả hai đều tuân thủ nguyên tắc 30%, thì có lẽ các bạn có thể học được nhiều hơn, hiểu hơn về nhau. Đồng thời có những quãng thời gian vui vẻ và thú vị bên nhau nữa đó!

Tại sao chỉ nên dừng lại ở 30%?

Hãy thử tưởng tượng xem, bạn sẽ cảm thấy thế nào khi ngồi nói chuyện với một người cứ thao thao bất tuyệt mãi về câu chuyện của mình? Và bạn chẳng hề có một cơ hội nào để lên tiếng?
Khi đó, cuộc hội thoại ấy sẽ dần dần biến thành một cuộc độc thoại mà thôi. Tất nhiên, đối phương sẽ có cảm giác rằng bạn không biết lắng nghe. Và cũng dần cảm thấy không hứng thú với câu chuyện của bạn thêm nữa.
Đưa ra thông tin từng chút một, bạn vừa có thêm nhiều điều để chia sẻ với nhau, vừa có cơ hội để cả hai đều được lên tiếng. Đó mới là cách để có một cuộc trò chuyện hiệu quả phải không?

Điều kiện của nguyên tắc 30%


1. Cả hai người đều muốn tiếp tục cuộc trò chuyện

Trong trường hợp người đối diện có việc cần phải đi gấp, đang gặp vấn đề về sức khỏe hay chỉ đơn giản là khi họ không muốn tiếp tục nói chuyện, thì đó là lúc nguyên tắc 30% hoàn toàn bị vô hiệu hóa.
Không sao cả, bạn đừng vội buồn bởi đó là những lúc thực sự không thích hợp để có thể nói chuyện vui vẻ với nhau. Hãy quay lại vào một khoảng thời gian khác. Đó là khi cả hai đã cảm thấy hứng thú hơn và sẵn sàng chia sẻ thông tin với đối phương nhé!

2. Biết đổi chủ đề khi không thể tiếp tục nói về một vấn đề quá lâu

Không phải bất cứ khi nào bạn cũng có thể tìm ra một chủ đề hay để nói chuyện hay đưa ra những thông tin về bản thân. Nếu như ai đó nói rằng: “Quả táo này có vị thật tuyệt!” thì có lẽ sẽ chẳng có nhiều thông tin để bạn có thể thêm vào đó nữa.
Trong trường hợp này, hãy sử dụng vốn hiểu biết mà bạn đã có về thứ mà đối phương vừa nói tới. Sau đó, nhanh chóng “lái” sang một chủ đề mới để có nhiều đất diễn hơn nhé!
Thực ra, nguyên tắc 30% tưởng chừng rất khó nhưng lại vô cùng đơn giản. Chỉ cần bạn chăm chỉ luyện tập hằng ngày với những người thân xung quanh mình thì chắc chắn không lâu nữa bạn sẽ có thể tự tin giao tiếp với bất kì ai!
Giao tiếp không chỉ đơn thuần là một cuộc trò truyện mà nó còn là một trong những kỹ năng công việc bắt buộc bản phải rèn luyện, khi bạn giao tiếp với mọi người tốt thì khả năng thăng tiến trong công việc sẽ cao hơn so với những người khác.
>> Nguồn: kenhtuyensinh


Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Nhận biết các từ vựng tiếng Anh dễ sử dụng nhầm lẫn


Trong tiếng Anh có nhiều cặp từ vựng tiếng Anh có nghĩa tương tự rất dễ nhầm lẫn khi sử dụng, các bạn hãy cùng Benative tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.



1. Learn/Study
Study: học bài ở nhà hay ở trường, học một cách chủ động, đòi hỏi công sức để lĩnh hội kiến thức.
Learn: học được kiến thức hoặc kỹ năng mới có thể bằng cách tình cờ.
VD: I study at University of Social Sciences and Humanities (không dùng learn)
2. Lay/Lie
Lay: đặt, để cái gì; cần tân ngữ đi kèm.
VD: I lay the bottle on the table (Tôi để cái chai ở trên bàn)
Lie: nằm, không cần đi kèm tân ngữ
VD: The bottle lies on the table (Cái chai nằm ở trên bàn)
3. Soon/Early
Soon: không lâu sau, không lâu nữa so với một thời điểm xác định
VD: Coming soon! (Sẽ sớm diễn ra/ra mắt)
Early: trong giai đoạn đầu của một quãng thời gian hoặc sớm hơn mức bình thường.
VD: Today, I get up early. (hôm nay, tôi dậy sớm)
4. Fit và Suit
Fit: vừa vặn về hình dáng, kích cỡ
VD: This coat doesn’t fit me (Chiếc áo khoác này không vừa với tôi)
Suit: phù hợp về màu sắc, phong cách.
VD: This type of music isn’t suit me (Thể loại nhạc này không hợp với tôi)
5. Borrow/Lend
Borrow: mượn cái gì của ai
VD: I borrowed a ruler of Hoa (Tôi mượn một cái thước của Hoa)
Lend: cho ai mượn cái gì
VD: Hoa lent me a ruler (Hoa cho tôi mượn một cái thước)
6. Die/Dead
Die và Dead là 2 từ vựng tiếng Anh có sự khác biệt khá rõ rệt, tuy nhiên nhiều người vẫn thường hay sử dụng cặp từ này lẫn lộn nhau.
Die (v): là hành động chết.
Dead: nói về trạng thái chết của người hay vật.


7. Grateful/Thankful
Grateful: thể hiện lòng biết ơn ai đó đã làm gì cho mình
VD: I’m very grateful for her help (Tôi rất biết ơn sự giúp đỡ của bạn)
Thankful: thể hiện sự biết ơn, nhẹ nhõm khi tránh được những chuyện không may.
VD: I thankful that my children got home safely. (Tôi cảm thấy biết ơn vì các con tôi đã về nhà an toàn)
8. Imply/Infer
Imply: ám chỉ (dùng cho người nói, người viết)
VD: The article implied that the coach must responsible for the failure of the football team. (Bài báo ám chỉ rằng huấn luyện viên phải chịu trách nhiệm về thất bại của đội bóng)
Infer: suy ra (dành cho người đọc, người nghe)
VD: I inferred from the article that the coach must responsible for the failure of the football team. (Tôi suy ra rằng bài báo ám chỉ huấn luyện viên phải chịu trách nhiệm cho thất bại của đội bóng)
9. Win/Beat
Win: dùng khi nói chiến thắng một trận đấu hay một trò chơi.
Beat: dùng để nói đã thắng/đánh bại một người hay một đội.
VD: I beat him (không dùng win)
10. Either/Too
Cách sử dụng “either” và “too” nằm trong ngữ pháp tiếng Anh cơ bản mà bạn cần nắm được:
Either: được dùng trong cả câu khẳng định và phủ định
Too: chỉ dùng trong câu khẳng định.
11. Shy/Embarrassed
Shy: nghĩa là nhút nhát, không có nghĩa là xấu hổ.
Embarrassed: mang nghĩa là xấu hổ.
12. True/Right
True và false: đánh giá sự đúng, sai về mặt nội dung.
Right và wrong: đánh giá sự đúng, sai về ngữ pháp.
Trên đây là một số cặp từ vựng tiếng Anh hay bị nhầm lẫn khi sử dụng, các bạn hãy chú ý phân biệt được để sử dụng đúng các cặp từ này nhé. Benative - Học tiếng anh homestay chúc các bạn học tốt


Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

Làm thế nào để luyện nghe tiếng Anh cơ bản trên lớp hiệu quả??


Luyện nghe tiếng Anh cơ bản trên lớp bạn có thể gặp phải một số khó khăn do ngoại cảnh hay vì một số lý do nào đó. Nhưng hãy khắc phục chúng bằng những bí kíp dưới đây ngay nhé.




1.Ghi âm các tiết học bằng điện thoại

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tiếp thu và nghe hiểu trong lớp, hãy lưu giữ các bảng thu âm bài giảng, đặc biệt nếu giáo viên là người bản xứ, cùng với các hoạt động diễn ra trong tiết học trên điện thoại của bạn. Việc lưu giữ các file ghi âm trên điện thoại sẽ giúp bạn dễ dàng ôn lại bài học cũng như nghe được những từ bị bỏ sót khi ở trên lớp. 

Luyện nghe tiếng Anh cơ bản trong lớp học sẽ tạo điều kiện cho bạn làm quen với giọng nói của giáo viên cũng như bạn cùng lớp, từ đó tăng khả năng nghe hiểu và sự tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong phạm vi lớp học. Bạn nên chú ý cách nhấn âm và ngữ điệu để phát âm các từ khó dễ dàng và rõ ràng hơn.

2. Lập danh sách các từ hay nghe trong lớp

Sau khi nghe lại các bản thu âm, hãy liệt kê các từ bạn hay gặp nhất, lắng nghe thêm để thật sự nằm lòng các từ vựng này. Điều quan trọng là phải hiểu được ngữ cảnh và cách sử dụng các từ này trong những trường hợp khác nhau, và cách không thể tốt hơn là đánh dấu các từ này mỗi khi bạn nghe thấy chúng.



 3. Luyện tập với bạn cùng lớp

Hãy tìm một người muốn học luyện nghe tiếng Anh cơ bản cùng bạn. Cả hai có thể cùng chọn những bài hát, các bài diễn thuyết để lắng nghe và đố vui về ý nghĩa của câu hay từ mà bạn nghe được. Với phương pháp này, bạn và bạn học có thể chia sẻ phương pháp học cũng như vốn từ chưa biết và ngược lại. Ngoài ra, cách học này còn giúp bạn hiểu hơn về bạn cùng lớp, tăng sự thân thiết và thoải mái hơn khi thảo luận trong lớp học.

Hy vọng rằng với những bí kíp trên đây sẽ giúp bạn biết cách để luyện nghe tiếng Anh cơ bản trên lớp hiệu quả hơn. Điều này sẽ rút ngắn thời gian học cũng như khoảng cách tới đích sẽ gần hơn. Tiếng Anh nội trú Benative chúc các bạn thành công.